Thursday 15 November 2012

Đánh tráo khái niệm để lừa dối mình hay lừa dối người khác?



Có một cách tính ra số 30% tiến sĩ làm khoa học như sau:
Theo số liệu thống kê thì hiện nay Việt Nam có khoảng 9100 giáo sư và phó giáo sư. Số liệu của Bộ GDĐT cho biết số GS/PGS làm việc trong các đại học là khoảng 3000 (làm chẵn từ 463 GS + 2467 PGS). Như vậy, chỉ có khoảng 1/3 GS và PGS làm giảng dạy và nghiên cứu trong đại học.
....

Quay trở lại con số bao nhiêu tiến sĩ làm nghiên cứu khoa học. Hôm qua, tôi đã trích dẫn con số 30% tiến sĩ làm nghiên cứu khoa học mà Vietnamnet công bố. Nên nhớ đây là con số kết quả từ một điều tra trên 9000 tiến sĩ vào năm 2005, chứ không phải rơi từ không khí. Nhưng để thẩm định xem con số này có hợp lí hay không thì cần phải xem xét đến một số chứng cứ bên ngoài. Những chứng cứ này có thể tóm tắt như sau:
  • Có một thông tin (được cho là từ Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết chỉ có 50% giảng viên đại học tham gia nghiên cứu khoa học. Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT trong niên học 2010-2011, có 50951 giảng viên, và trong số này có 7338 người có bằng tiến sĩ. Nói cách khác, chúng ta có thể ước tính có khoảng 3669 tiến sĩ trong đại học làm nghiên cứu khoa học.
  • Cả nước có ~24000 tiến sĩ. Trừ con số này cho 7338 (tức khoảng 30%) tiến sĩ trong đại học, chúng ta có 16662 tiến sĩ ngoài đại học. Số ngoài đại học này có lẽ làm quản lí, quan chức, kể cả quân đội, công ti, v.v. Số này có thể cũng có làm nghiên cứu khoa học, nhưng tỉ lệ chắc chắn thấp hơn nhóm trong đại học. Chúng ta hãy “rộng lượng” cho rằng số người thật sự làm nghiên cứu trong nhóm ngoài đại học là 15%, thì con số tuyệt đối là 2500 người.
  • Như vậy tổng cộng sẽ có 2500 + 3669 = 6169 tiến sĩ thật sự làm nghiên cứu khoa học. Lấy con số này chia cho 24000, thì tỉ lệ tiến sĩ làm nghiên cứu là 25%.
(Nguồn: nếu không dẫn ra thì ai cũng biết)
Cách tính này dựa trên những nguồn số liệu bất khả kiểm chứng từ gốc, căn bản là niềm tin tuyệt đối vào tính trung thực của người cung cấp số liệu. Đó là lỗi thường gặp ở người mới học nghề nghiên cứu khoa học, không biết cách xác định giá trị của tư liệu. Lỗi hiểm ác hơn cả là việc liên tiếp đánh tráo khái niệm:
Sai lầm đầu tiên là ở chỗ đánh giá khoa học mà chỉ nhìn vào các tiến sĩ (= người được đào tạo để nghiên cứu khoa học).
Sai lầm thứ hai là hiểu nghiên cứu khoa học thành có tên trong sổ điểm danh của bộ Giáo Dục.
Tôi nghĩ đến ông An Chi (Huệ Thiên), một người chẳng nằm trong biên chế của một cơ quan nào cả chứ đừng nói chi đến bộ Giáo Dục cho cao sang, cũng chưa từng có công trình nào được Tây in. Đánh giá (một ngành) khoa học (như lịch sử tiếng Việt chẳng hạn) mà chỉ nhìn vào số tiến sĩ thì không thấy tên ông An Chi đâu cả. Nhưng cộng đồng những người nghiên cứu lịch sử tiếng Việt lại không nghĩ như các ông Việt kiều mê tín ISI.

No comments:

Post a Comment