Monday, 17 December 2012

Một cách gian lận thành tích khoa học

Một số (không rõ là bao nhiêu vị) nhà khoa bảng nước ta mót thành tích đến mức không ngại ghi vào lý lịch khoa học cả những bài viết được đăng tải ở những tạp chí vốn chỉ dành cho độc giả phổ thông, không có và không cần có hội đồng khoa học thẩm định giá trị bài viết (Việt kiều gọi là cơ chế bình duyệt, dịch từ tiếng Anh là peer-review). Thêm được một dòng trong lý lịch để làm trò cười cho đám học giả Việt kiều, nghĩ thật không đáng.

5 comments:

  1. Minh ơi, VN mình nó thế. TS. PTL, người đã đứng tên chung với tác giả Việt kiều NVT ở hơn một bài viết, khi gửi CV đến ĐHQG-HCM (thông qua Trung tâm của mình, khi ấy mình còn làm việc ở đó) thì vị TS này đã viết đến mấy chục trang kể lể từng bài viết đăng trên Tuổi Trẻ, từng bài dịch (đầy lỗi) đăng trên trang web cá nhân. Vậy mà hình như CV ấy đã gây được rất nhiều ấn tượng tốt, nên TS PTL đã nhận vào làm tại ĐHQG-HCM và bây giờ đứng tên chung trong bài báo "khoa học" với Việt kiều đấy. Nhân tiện, qua trường hợp NVT, mình có thắc mắc: phải chăng Việt kiều (lúc) nào cũng là khoa học thực thụ?

    ReplyDelete
  2. Nhà nghiên cứu PTL là tiến sĩ ngành ngôn ngữ học với đề tài luận án về đối chiếu một số phương tiện diễn đạt ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt và tiếng Anh.

    ReplyDelete
  3. Mình ngồi trong hội đồng chấm luận án tiến sĩ của nhà nghiên cứu PTL đấy, năm 2004. Có thể nhà mình vẫn còn luận án này, hôm nào thử đem ra mổ xẻ lại xem, cũng hay đấy nhỉ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. cái này thì nhằm nhò gì ?. ở trường của tôi còn thú vị hơn, cách đây khoảng 8 năm khi xét Phó Giáo Sư, có 1 vị TS đáng kính kê khai rất nhiều bài báo viết trên báo........Saigon Giải Phóng, cũng may là hội đồng đã kịp thời loại hết các bài báo đó. Thiệt là pó tay !

      Delete