Chữ Hán là 君無戲言, nghĩa là quân vương không nói chơi. Tiếng Anh dịch
là The king's words are to be taken
seriously.
Giáo sư không phải là vua một nước, nhưng là người
có cương vị cao trong ngành hẹp của mình và thường có địa vị xã hội nhất định.
Do đó tiếng nói của giáo sư mặc nhiên có uy quyền học thuật và thường có uy tín
đối với xã hội.
Cách đây gần chục năm giáo sư Hoàng Tụy trong một lần
trả lời phỏng vấn của báo chí đã tuyên bố:
Đương nhiên, khi
một GS, PGS tỏ ra không xứng đáng như vậy thì cũng nên bãi nhiệm. Có điều là nếu
thực hiện đúng biện pháp này thì phải thu hồi cả chức danh của những vị không xứng
đáng, như thế có thể đến 1/3 số GS, PGS của ta bị thu hồi chức danh.
Giáo sư Đỗ Trần Cát trong một bài báo khác:
GS Hoàng Tuỵ đã
từng phát biểu, 30% GS VN không xứng đáng với chức danh của mình. Tôi cũng đã
trao đổi với anh Hoàng Tuỵ về quan điểm này. Phát biểu của anh Tuỵ là dựa trên
tiêu chí nào để so sánh? Nếu so với chất lượng GS ở các nước phát triển, đúng
là phần lớn GS VN không xứng đáng là GS thật, tôi phải nói con số đó không phải
là 30% mà là 80%.
Gần chục năm sau một giáo sư khác ở Úc phụ họa:
Chưa ai đưa ra
được những dẫn chứng về những con số trên đây. Cũng chưa thấy ai đặt vấn đề xác
minh những con số trên. Nhưng dù chưa có những dẫn chứng thì những phát biểu
trên theo tôi vẫn đúng trong bối cảnh chung. Con số chỉ mang tính minh hoạ. Nó
cũng giống như cụ Nguyễn Du dùng con số để mô tả Từ Hải (vai năm tấc rộng,
thân mười thước cao) chỉ là một cách nói, chứ nếu đo như thước đo
ngày nay thì thân hình Từ Hải chắc khó coi lắm.
(http://nguyenvantuan.net/education/3-edu/1591-nhung-con-so-noi-tieng-trong-giao-duc-tiep)
Như vậy giáo sư không phải là vua nên giáo sư có quyền
nói bông. Ngoài ra giáo sư trong nước nói bông được thì giáo sư hải ngoại cũng
có quyền nói bông. Nói bông với truyền thông thôi chưa đủ. Nói bông ở hội thảo
khoa học mới là trình độ cao.
Tại sao cần phải viện đến những con số nhảm nhí làm external evidence cho một nhận định mà
ai cũng biết, đó là số tiến sĩ thật sự
làm nghiên cứu khoa học còn ít. Và thực trạng này đóng góp một phần vào sự hiện
diện khiêm tốn của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế? Cái evidence đó có làm tăng thêm chút nào giá
trị cho kết luận không?
No comments:
Post a Comment