Wednesday, 14 November 2012

Đánh tráo khái niệm, thay đổi định nghĩa: một trong những cách nói dối bằng thống kê rất tinh vi



Tôi quen cô P. nhìn thẳng thấy hơi xinh xinh, nhưng nhìn nghiêng thì đẹp hơn cả diễn viên điện ảnh. Vẫn là một cô gái thôi, nhìn từ góc này thấy khác, nhìn từ góc kia thấy khác.
Hoạt động khoa học cũng thế, cho nên mới có nhiều cách đánh giá nó. Cân đong đo đếm số lượng công trình được đăng trên ấn phẩm quốc tế là một cách. Nhìn về phương diện này, hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam nói chung là một cô gái xấu. Nhưng người chỉ biết nhìn từ một mặt rồi kết luận là cô gái kia xấu toàn diện thì đó là một phát biểu phiến diện kiểu mù sờ voi.
Dù cho công bố quốc tế là một thước đo giá trị rất tốt, không nên đồng nhất khái niệm nghiên cứu khoa học với công bố quốc tế, càng không thể hiểu khoa học chỉ là khoa học tự nhiên hay khoa học loãng xương. Có những ngành đặc thù không được giới xuất bản ngoại quốc quan tâm nhiều hoặc chỉ được phép giữ kết quả trong nội bộ. Các ông mê tín ISI đánh giá hoạt động trong các ngành ấy bằng cách nào? Chẳng lẽ lại bảo không có ấn phẩm ISI tức là không có nghiên cứu khoa học.
Chuyện thật không bịa: có nhà nghiên cứu (nọ) báo cáo ở một hội thảo quốc tế (kia) rằng tiếng Pháp cung cấp cho tiếng Việt từ... be nhoa, còn từ cô dắc thì được người Việt mượn từ... tiếng Nga. Những công bố kinh thiên động địa như vậy tự nhiên là có giá trị sao? Cái cơ chế cho phép tính một giá trị giả như là một giá trị thật không thể được xem là một cơ chế hoàn hảo. Do đó không thể coi đó là cách duy nhất để xác định giá trị của một cộng đồng khoa học.

No comments:

Post a Comment