Đó là tóm tắt nội dung của một chuyện tiếu lâm thời
bao cấp:
Nhà nọ nuôi được
một con heo. Bà chủ nhà có chân trong hội phụ nữ, ghi con heo đó vào bản báo
cáo thành tích của mình. Ông chủ nhà công tác ở ủy ban, cũng ghi con heo đó vào
mục thành tích tăng gia sản xuất. Thằng con lớn ở trong đoàn thanh niên, mấy đứa
con dưới tuổi 15 ở trong đội thiếu niên. Nhà có ông bà ở chung, sinh hoạt trong
tổ phụ lão. Đã vậy mỗi người trong nhà lại có đến mấy thân phận, như cô con dâu vừa làm công an xã, vừa là phó bí thư đảng
ủy xã kiêm bí thư xã đoàn, đồng thời sinh hoạt trong các hội phụ nữ, hội khuyến
học, ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em và ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc và hội đồng nhân
dân xã và ... Cấp trên đọc báo cáo từ cơ sở gửi lên, thấy ngành
ngành đều có tăng gia sản xuất, nhưng không hiểu được tại sao không có đủ thịt
heo cho dân ăn.
La morale de cette histoire:
Người nghiên cứu cần biết số liệu thống kê được ai thu
thập và thu thập bằng cách nào.
Ghi nhớ:
Tiến sĩ không phải là heo nhưng nhà kinh tế đếm heo,
nhà ngôn ngữ học đếm từ ngữ và nhà giáo dục học đếm tiến sĩ đều phải tuân thủ một
cách nhất quán một số nguyên tắc:
-Thứ nhất là định nghĩa chính xác đơn vị thống kê:
tiến sĩ là (a) người có ít nhất một bằng tiến sĩ hay (b) người chỉ có một bằng
tiến sĩ hay (c) văn bằng tiến sĩ?
-Thứ hai là định nghĩa đơn vị thống kê sao cho một
phần tử thuộc về lớp phân hoạch này thì không đồng thời thuộc về một lớp phân
hoạch khác.
-Thứ ba là người viết báo cáo thống kê có trách nhiệm
minh bạch hóa quá trình thu thập số liệu, trong đó có việc diễn giải hai nguyên
tắc đã nêu trên đây để người sử dụng kết quả không hiểu sai ý nghĩa của số liệu.
Câu hỏi & bài tập:
1) Một giảng viên nọ có bằng tiến sĩ, hiện đang ở
trong biên chế của đại học X công lập. Ngoài ra anh/chị ấy còn thường xuyên giảng
dạy ở các đại học ngoài công lập A, B, C, D... Anh/chị ấy không biết là để tự
đánh bóng hình ảnh thương hiệu, các trường A, B, C, D đã khai tên anh/chị ấy là
giảng viên cơ hữu của mình. Hãy tính số lượng bằng tiến sĩ hiện có ở Việt Nam.
2) Khoa VNH trường đại học XHNV có 2 cán bộ. Một người
có học hàm phó giáo sư và học vị tiến sĩ. Một người là giảng viên, có hai bằng
tiến sĩ. Hãy chọn câu trả lời đúng:
-Khoa VNH có 1/ 2 / 3 tiến sĩ
-Khoa VNH có 1/ 2 / 3 bằng tiến sĩ
-Khoa VNH có 1/ 2 / 3 người có trình độ tiến sĩ
-Khoa VNH có 1/ 2 / 3 người có trình độ tiến sĩ trở
lên (biết rằng phó giáo sư, kể cả khi không có bằng tiến sĩ, vẫn có quyền hướng
dẫn luận án tiến sĩ)
-Khoa VNH có 1/ 2 / 3 người có trình độ trên tiến sĩ
(biết rằng phó giáo sư, kể cả khi không có bằng tiến sĩ, vẫn có quyền hướng dẫn
luận án tiến sĩ)
-Khoa VNH có 0 / 1 / 2 phó giáo sư
-Khoa VNH có 2 / 3 / 4 phó giáo sư, tiến sĩ
3) Anh chị hiểu câu Việt Nam hiện có 24000 tiến sĩ như thế nào?
4) Biết rằng các số liệu trong bài tập 2 được thu thập
vào năm 2005. Bảy năm sau tình hình khoa VNH trường đại học XHNV như sau. Vị
cán bộ có học hàm phó giáo sư và học vị tiến sĩ không có gì thay đổi. Nhưng người
giảng viên bây giờ lại có thêm bằng tiến sĩ khoa học. Hãy chọn câu trả lời đúng
nhất:
-Khoa VNH có 1/ 2 / 3 tiến sĩ
-Khoa VNH có 1/ 2 / 3 bằng tiến sĩ
-Khoa VNH có 1/ 2 / 3 người có trình độ tiến sĩ
-Khoa VNH có 1/ 2 / 3 người có trình độ tiến sĩ trở
lên (biết rằng phó giáo sư, kể cả khi không có bằng tiến sĩ, vẫn có quyền hướng
dẫn luận án tiến sĩ)
-Khoa VNH có 1/ 2 / 3 người có trình độ trên tiến sĩ
(biết rằng phó giáo sư, kể cả khi không có bằng tiến sĩ, vẫn có quyền hướng dẫn
luận án tiến sĩ)
-Khoa VNH có 0 / 1 / 2 phó giáo sư
-Khoa VNH có 2 / 3 / 4 phó giáo sư, tiến sĩ
5) Giả sử các số liệu trong bài tập 2 và 4 là tuyệt
đối chính xác, tuyệt đối trung thực. Anh chị có nhận xét gì về việc sử dụng số
liệu của bài tập 2 để nói chuyện hiện nay?
6) Biết rằng trong
tình trạng "cái gì cũng thiếu" thì việc thiếu những dữ liệu nghiên cứu
về giáo dục cũng là điều dễ hiểu, anh/chị thấy có nên thận trọng
khi sử dụng các số liệu đó không?
Xin cảm ơn những lời tự trào sâu sắc, cay mà vẫn khách quan, khoa học của thầy. Không biết nếu làm bài tập này xong thì lấy đáp án ở đâu mà so nhỉ?
ReplyDelete