Có cả ngàn định nghĩa dân chủ là gì, nhưng chắc chắn không có ai đánh đồng dân chủ với việc cào bằng mọi giá trị
thứ bậc.
Tôi mở từ điển, biết loãng xương tiếng Anh là osteoporosis.
Nhưng thú thật là tôi không biết loãng
xương và xương xốp có gì khác
nhau. Tôi gúc đông gúc tây một hồi và thấy rằng trong lĩnh vực này thì viện
Garvan của Úc và Centre des Os et de l'Ostéoporose có thể nói là một 9,
một 10. Tôi lên Internet công bố phát hiện của mình như sau.
Tôi đã đọc một cuốn sách viết về loãng
xương của cụ G và rất thích. Theo tôi, sách của G đọc dễ hiểu (tức là không quá
cầu kì hay làm dáng trí thức) với những ví dụ cụ thể về loãng xương . Cái hay của
G là ứng dụng các phương pháp khoa học trong phân tích loãng xương. Tôi thấy G chịu
khó tìm tòi và đã có những phát hiện rất thú vị.
Tuy nhiên, một số quan điểm của G tôi thấy khó đồng ý. Tôi nhớ hoài G phân tích sự khác biệt giữa loãng xương loại này với loãng xương loại kia rất thú vị. G (tôi sử dụng từ này để nói về viện G) làm một thí nghiệm đo lường loãng xương. Thực ra, đứng về mặt phương pháp học, thí nghiệm của G có vấn đề, và theo tôi, thì G chưa thể kết luận như thế được. Nhưng vẫn đáng khen cho một nhà khoa học loãng xương chịu khó tìm tòi làm thí nghiệm. Thật ra, nói chung các nghiên cứu về loãng xương ở Úc, kể cả của G, còn rất thô sơ và sai lầm về phương pháp thí nghiệm, chứ không đi sâu như các nhà khoa học học loãng xương ở nước ngoài. Có lẽ trung tâm C là người nghiên cứu xương có tính khoa học cao hơn G.
Có người bảo tôi:
Tuy nhiên, một số quan điểm của G tôi thấy khó đồng ý. Tôi nhớ hoài G phân tích sự khác biệt giữa loãng xương loại này với loãng xương loại kia rất thú vị. G (tôi sử dụng từ này để nói về viện G) làm một thí nghiệm đo lường loãng xương. Thực ra, đứng về mặt phương pháp học, thí nghiệm của G có vấn đề, và theo tôi, thì G chưa thể kết luận như thế được. Nhưng vẫn đáng khen cho một nhà khoa học loãng xương chịu khó tìm tòi làm thí nghiệm. Thật ra, nói chung các nghiên cứu về loãng xương ở Úc, kể cả của G, còn rất thô sơ và sai lầm về phương pháp thí nghiệm, chứ không đi sâu như các nhà khoa học học loãng xương ở nước ngoài. Có lẽ trung tâm C là người nghiên cứu xương có tính khoa học cao hơn G.
Có người bảo tôi:
-Thằng kia,
mày biết gì về xương? Tâm thần có vấn
đề à? Hay mày học về xương lúc nào mà
tao không biết? Tao làm nghề này hơn ba mươi năm, sao không biết tên mày?
Thâm nho quá Minh ơi!
ReplyDeleteNhãm! Rõ là "thưa thốt" khi chưa biết.
ReplyDeleteViết "nhảm" mới đúng bác ạ.
DeleteThưa anh/chị chủ Blog. Dường như anh/chị rất không ưa ông Nguyễn Văn Tuấn làm ở Garvan thì phải? Tại blog này, tôi đã đọc bài "Đọc Nguyễn văn Tuấn đọc truyện Kiều", và giờ là bài này. Tôi chỉ thích các phần thuần phân tích chuyên môn của anh/chị. Và tôi thiệt không ưa cái lối chửi ông Tuấn như anh/chị thể hiện ở đây và vài chỗ trong bài trước. Nếu cũng là người dạy học, và một nhà nghiên cứu thì hãy nên có tinh thần phê phán thẳng thắn và đầy đủ căn cứ.
ReplyDeleteCám ơn anh/chị đã phê phán thẳng thắn và đầy đủ căn cứ.
DeleteNhân tôi mới đọc được mấy bài về hạng người vĩ cuồng, lộng ngôn, xin chia sẻ để anh/chị tham khảo:
http://ncgdvn.blogspot.com.au/2012/10/tranh-luan-voi-hai-tac-gia-pham-thi-ly.html
http://tunguyenhoc.blogspot.com.au/2012/10/the-nao-la-trich-thuong-van-hoa.html
Ha ha.. chết cười, bác làm tôi nhớ câu nói đùa - mà khá đúng với tình hình văn hoá của truyền thông và đại chúng bình dân ở ta -"dấu hiệu để nhận biết một người nối tiếng là khi bạn thấy hắn ta bắt đầu phát biểu về những chủ đề mà hắn chẳng hiểu gì" :-)) Cái này một phần cũng là tội của bọn truyền thông nhắng nhít ..
ReplyDeleteTia Sáng từng mời một anh chưa bao giờ học qua bậc cử nhân vật lý phát biểu về... tình hình ngành vật lý ở nước ta.
Delete