Thursday, 1 November 2012

Quan sát cấu hình dấu câu trên bài viết của Trần Mai (Hoa Kỳ) đăng ở mục Bình luận – Phê phán báo Nhân Dân Điện Tử ngày 30/10/2012



Văn bản gốc ở đây:
Để đếm cho tiện, tôi thay dấu ba chấm bằng dấu *. Trên văn bản gốc không có dấu * nên việc thay thế này không gây ra sự nhầm lẫn nào. Ngoài ra, chuỗi ký tự v.v. cũng được xem tương đương một dấu chẩm lửng. Văn bản được đưa cho máy tính đếm sẽ có dạng như sau:
Tôi muốn bàn về vấn đề dân chủ , nhân quyền ở Việt Nam khi một số tổ chức phản động cực đoan của người Việt ở nước ngoài và một số phần tử cơ hội ở trong nước được sự  " bảo kê "  của một số cơ quan truyền thông , một số tổ chức nhân danh  " dân chủ , nhân quyền "  hỗ trợ tài chính qua các loại  " giải thưởng "  ; từ đó xuyên tạc , bóp méo sự thật , rồi tung hô nhau là  " nhà dân chủ " nhằm dễ bề lôi kéo dư luận khi bị pháp luật Việt Nam trừng phạt .
Tất cả những gì nằm giữa hai khoảng trắng sẽ được xem là một đơn vị thống kê (có thể là một từ đơn, một từ tắt, một dãy chữ số hay một dấu câu). Lẽ ra có thể quy tất cả các chữ hoa về chữ thường, nhưng vì tôi không (chưa) quan tâm đến vấn đề ngữ nghĩa nên tạm thời chỉ chỉnh lý văn bản ở mức đó thôi.
Kết quả như sau:
Tổng số đơn vị thống kê như đã xác định trên đây:  698
Tổng số phần tử đếm được là:  2332
Có:
- 52 dấu nháy (tức có 26 chỗ trích dẫn hoặc sử dụng giọng văn nhạo báng, mỉa mai);
-4 dấu mở và 4 dấu đóng ngoặc đơn;
- 8 dấu chấm lửng
- 162 dấu phẩy
- 3 dấu gạch nối có tác dụng cú pháp (liên kết hai thành phần cùng chức năng cú pháp)
- 46 dấu chấm
- 4 dấu chấm phẩy
- 4 dấu hai chấm
Chia trung bình 2332/46, ta có độ dài trung bình mỗi câu gần 51 đơn vị.
Mỗi câu trong bài sử dụng trung bình 4.1 dấu chấm câu (không kể dấu chấm và dấu nháy). Con số này giúp ta hình dung phần nào kết cấu cú pháp tầng tầng lớp lớp trong bài viết:
vu khống , xuyên tạc , thiếu thiện chí , không phản ánh đúng đắn tình hình trong nước thời gian qua .
Tác giả cần 3 dấu phẩy cho bốn cụm có cùng chức năng ngữ pháp và trùng lặp ý tứ. Vu khống đương nhiên là không phản ánh đúng. Xuyên tạc cũng thế. Vu khống và xuyên tạc đều là thiếu thiện chí. Cả hai khá gần nghĩa nhau. Có cách nào nói gọn hơn không? Chắc là có. Nhưng một số tác giả không mấy để ý chuyện viết sao cho gọn. Câu hỏi đặt ra là: Họ quan tâm đến điều gì hơn hết khi chọn cách diễn đạt kém súc tích?


No comments:

Post a Comment