Saturday 15 December 2012

Làm khoa học hay làm trò cười?



Trần Thị Minh Giới & Đinh Lư Giang (2010:155), sau khi trình bày các kết quả nghiên cứu của mình đã thành thật tự nhận xét như sau:
Bài viết này được viết dưới góc độ chủ quan của các tác giả qua khảo sát một số giáo trình tiếng Việt cũng được lựa chọn một cách chủ quan, thông qua những tiêu chí hoàn toàn chủ quan.
Công tâm mà nói thì đó là phát biểu duy nhất khách quan trong cả bài viết.
Chủ quan ba lần chủ quan, đó là thứ khoa học gì vậy?
Nấp sau tấm bình phong là các lý do tế nhị, hai tác giả chỉ cung cấp các số liệu bất khả kiểm chứng kiểu:
Đa số các giáo trình được khảo sát (34/37) có phần giải thích ngữ pháp riêng, rất tường tận và mỗi bài đều chứa không dưới 4 hay 5 chủ điểm ngữ pháp. (tr.149)
Số giáo trình có số lượng chủ điểm ngữ pháp được giải thích trung bình trên 10 chủ điểm cho mỗi bài là 3/37, trên 5 chủ điểm là 16/37. (tr.149)
Theo đánh giá của chúng tôi, 25/37 giáo trình thiếu sự cân đối về trình độ trong nội bộ một bài học. (tr.151)
Mặc dù số liệu không thể kiểm chứng, công trình vẫn được đem đi trình bày ở một hội nghị khoa học quốc tế (do Việt Nam tổ chức tại Việt Nam năm 2009) rồi được nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội in nguyên văn (năm 2010) cùng với lời thú tội ngớ ngẩn đã dẫn bên trên. Sau đó nội dung này được cắt gọt lại (chỉ giữ các ý kiến chủ quan, không lấy phần số liệu và lời thú tội) và trở thành một phần nội dung của đề tài trọng điểm mang mã số B 2006-18b-02TĐ (nghiệm thu năm 2011).
Đó là thứ khoa học của đức tin. Tôi tin anh, anh tin tôi là đủ.

5 comments:

  1. Tình cờ đọc bài viết của anh về em, làm em nhớ lại một thời làm khoa học ấu trĩ (nhận lỗi về mấy cái từ "chủ quan") và chắc là vẫn còn ấu trĩ so với đại khoa học gia như chủ bờ lốc này, hihi. Nhân tiện nói về "kho học" (cái mà em không biết), cũng hỏi tiến sĩ có 2 bằng tiến đúp hiện nay đang trôi dạt phương nào và đang đóng góp cho nền khoa học thế giới những bài nào, vì tìm trên internet toàn thấy anh chê bai gần như tất cả mọi người? Tìm ở tạp chí Nature cũng không thấy, danh sách đề cử giải Nobel cũng không luôn. Em đoán tiến sĩ đang mải lo đếm từ, đếm mãi đếm mãi để cố gắng có một cái "không làm trò cười" cho thiên hạ. Nhân tiện, anh đã đếm được từ "ngu" và "khôn" xuất hiện bao nhiêu lần trên tất cả các báo rồi, và giả sử, nếu từ "khôn" xuất hiện nhiều hơn, thì có phải người đếm "khôn" hơn không nhỉ. (Chắc bài này chưa chắc đã được đăng, thôi kệ, có khi em giúp thêm cho anh tư liệu để anh lại đếm, lại đếm)

    ReplyDelete
  2. Ôi trời, ông Giang chỉ giỏi phóng đại. Cái thời ông gọi là ấu trĩ hình như chưa xa mấy. Mới năm 2011 thôi mà.

    Giang cũng sai ở chỗ chỉ toàn thấy mình chê bai gần như tất cả mọi người. Đọc kỹ thì thấy mình gần như chỉ chê một hai người thôi, và chỉ khi họ đếm và/hoặc viết không đúng cách.


    Nhân đây xin Giang xá cho mấy chữ mỉa mai đại khoa học gia và mấy lời đoán mò tiến sĩ đang mải lo đếm từ, đếm mãi đếm mãi để cố gắng có một cái "không làm trò cười" cho thiên hạ. Mình không cố gắng làm một cái gì cả. Năm thì mười họa có làm được một cái gì đó thì cũng không ra hồn vía gì và lại có dịp được nhiều bậc cao minh chỉ bảo thêm cho.

    Câu hỏi cuối cùng của Giang thật là nhảm. Chắc Giang chỉ có ý chọc ghẹo thôi. Miễn trả lời nhé.

    ReplyDelete
  3. Em thấy chủ blog nên gỡ bài này xuống.

    TS Đinh Lư Giang là một nhà ngôn ngữ học có uy tín.

    TS Giang khiêm tốn nhận sai sót nhưng một công trình đã lọt qua nhiều cửa ải xét duyệt, phản biện và chấp nhận tức là nó phải có giá trị thế nào đó đối với giới chuyên môn, không thể coi là nội dung vô bổ, làm trò cười cho thiên hạ.

    Chủ blog cố tình áp đặt các tiêu chuẩn xa lạ vào hoàn cảnh đặc thù của nước nhà nên sự đánh giá có phần cay nghiệt quá, và theo em, cũng không được chính danh, vì có hội đồng nào mượn chủ blog làm công việc đó đâu?

    ReplyDelete
  4. Nhiều tội quá:
    Một nội dung đăng ở hai ba nơi là tự sao chép.
    Bịa đặt số liệu là gian dối, ngụy khoa học.
    Cho lên trang Giáo Sư Dỏm đi.

    ReplyDelete
  5. Làm đề tài trọng điểm là để đục khoét công quỹ thôi để chia nhau thôi. Ngon ăn hơn mấy đề tài cấp trường, cấp khoa, cấp thấp. Quan trọng là kiếm người hợp rơ sao cho đủ tụ. Thằng viết thì viết láo viết lếu, xong, thằng chủ nhiệm không thèm đọc lại, thằng nghiệm thu nhắm mắt cho qua rồi ký tên lãnh tiền. Chuyện này không phải chuyện lạ nữa, khỏi cần trích dẫn nha.

    ReplyDelete