Wednesday, 21 January 2015

Máy dịch không thua gì người



David Crystal (2011:213) định nghĩa  glottochronology như sau:

A term used in LINGUISTICS, referring to the quantification of the extent to which LANGUAGES have diverged from a common source. Using a technique known as LESICOSTATISTICS, one studies the extent to which the hypothetically related languages share certain basic WORDS ( COGNATES) and deduces from this the distance in time since the languages separated. The theory and methods involved are in limited use, and highly controversial.

Google dịch:
Một thuật ngữ được sử dụng trong ngôn ngữ học, đề cập đến việc định lượng mức độ mà LANGUAGES đã tách ra từ một nguồn chung. Sử dụng một kỹ thuật gọi là từ vựng học, một nghiên cứu về mức độ mà các ngôn ngữ liên quan đến giả thiết, chia sẻ nhất định WORDS cơ bản (cùng gốc) và suy luận từ khoảng cách này trong thời gian kể từ khi ngôn ngữ tách. Lý thuyết và phương pháp có liên quan là sử dụng hạn chế, và gây nhiều tranh cãi.

Về mặt chất lượng, có thể thấy bản dịch này không kém gì định nghĩa ngữ thời học của Trần Thủy Vịnh et al. (2013:231):
Thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc xác định số lượng mở rộng của những ngôn ngữ đã được phân nhánh từ một nguồn gốc chung. Thông qua việc sử dụng một thủ pháp gọi là thống kê học từ vựng (lexicostatistics) để nghiên cứu sự mở rộng các ngôn ngữ liên quan nhau có cùng từ vựng cơ sở (từ/hình vị đồng nguyên (cognate)), và vạch lại nguồn gốc vào khoảng thời gian mà các ngôn ngữ này được phân nhánh. Phương pháp và lý thuyết có liên quan được sử dụng rất giới hạn và có nhiều ý kiến bất đồng.

Ý của David Crystal (2011:213) thật ra là như sau:
Ngữ thời học là một thuật ngữ ngôn ngữ học chỉ các nghiên cứu lượng hóa mức độ các ngôn ngữ phân ly khỏi cội nguồn chung. Người ta dùng một kỹ thuật gọi là THỐNG KÊ TỪ VỰNG SO SÁNH nghiên cứu quy mô của phần chung trong vốn từ cơ bản ở các ngôn ngữ được cho là có quan hệ thân tộc, rồi dựa vào mức độ sai biệt mà tính ra thời điểm phân ly của các ngôn ngữ đó.  Lý thuyết và phương pháp của ngữ thời học có hiệu lực khá hạn chế, gây nhiều tranh cãi.

No comments:

Post a Comment