Monday, 21 April 2014

Vì sao Phan Trọng Thưởng cần cảm ơn lý thuyết tâm và biên?


Phan Trọng Thưởng bốn lần viết cổ súy trong bài Để hiểu rõ hơn thực chất của một luận văn.

(http://vanvn.net/news/14/4614-pgsts-phan-trong-thuong--de-hieu-ro-hon-thuc-chat-cua-mot-luan-van.html). Google lúc 9:20 sáng hôm nay cho 142 nghìn trang với từ khóa cổ súy và 139 nghìn trang với cổ xúy. Có vẻ như cái sai đang thắng cái đúng.

Giễu nhại Nhã Thuyên: Tôi xin phép không bàn luận về những bàn luận sự sai đúng của cổ súy, sai hay đúng là tùy từng góc nhìn (mà có chuyện sai, đúng sao?). Có điều muốn hiểu được vì sao cổ súy có thể lấn lướt cổ xúy và để có thể thông cảm với một phó giáo sư tiến sĩ văn học hôm nay đi cổ xúy cho cổ súy, nhà nghiên cứu cần nắm vững các lý thuyết liên quan đến tâm và biên. Không nhận thức được mối quan hệ biện chứng giữa tâm và biên, tự bịt mắt trước cuộc đấu tranh giữa tâm và biên sẽ không nhìn thấy chuẩn mực chính tả dựa trên sự am hiểu từ ngữ gốc Hán vì không được quyền lực chính trị ủng hộ đã trở nên lỗi thời.

Trích dẫn Nhã Thuyên (tr.37): Chính thời khắc khủng hoảng luôn là thời khắc có tính quyết định: hủy bỏ cái cũ, thiết lập cái mới, với nhu cầu của một thế hệ khác.

Đó không phải là lời tác giả luận văn hô hào (giễu nhại PhanTrọng Thưởng, người không phân biệt được thế nào là hô hào, thế nào là giải thích). Liệu người nghiên cứu chính tả tiếng Việt hôm nay, nếu dám đưa ra một lời giải thích kiểu Nhã Thuyên, có bị quy kết là hô hào gì gì không? Hơn nữa, người dám nghiên cứu những từ ngữ sai chính tả còn phải cẩn thận vì với quan điểm lựa chọn như trên, có thể nói luận văn đã tập trung nghiên cứu một hiện tượng nổi loạn, không chính thống, một hiện tượng bên lề, một dòng ngầm không chỉ mang ý nghĩa ngôn ngữ đơn thuần mà còn mang ý nghĩa chính trị phản kháng, phản động (giễu nhại Phan Trọng Thưởng).

1 comment: