Friday, 25 January 2013

“Dân chủ” và “Tự do” giảm: Đếm từ trong hiến pháp 1946-2013 (Nguyễn Văn Tuấn)

Nguồn: Nguyễn Văn Tuấn
InEmail
Thứ sáu, 25 Tháng 1 2013 11:24
Tôi mới đọc bài viết Hành trình hiến pháp Việt Nam dưới góc nhìn khoa học của Ts Trần Xuân Hoài. Bài viết trình bày một phân tích thống kê về một số từ như độc lập, tự do, bình đẳng, dân chủ trong 5 hiến pháp (1946, 1960, 1980, 1992, và dự thảo 2013). Những con số rất đáng chú ý, nhưng hình như tác giả không bình luận. Ở đây, tôi muốn bổ sung thêm vài con số và vài ý để thấy một xu hướng rất thú vị.


Giới nghiên cứu xã hội có một môn thể thao tri thức rất thú vị là đếm từ trong văn bản. Theo lí thuyết tâm lí thì tần số xuất hiện của những từ trong văn bản có thể nói lên suy nghĩ hay sự quan tâm của tác giả. Do đó, trong các nghiên cứu định tính, nhà nghiên cứu có thể tạo môi trường và điều kiện để đối tượng nghiên cứu tự do phát biểu, và những phát biểu được thu thanh lại. Sau đó một chương trình máy tính sẽ được sử dụng để phân tích tần số dùng chữ, tần số các chủ đề trong thảo luận, và từ đó có thể phát hiện một xu hướng chung.

Trước đây, tôi cũng từng mài mò làm một vài phân tích thơ lục bát của Nguyễn Du, Nguyễn Bính, và Nguyễn Đình Chiều. Kết quả những phân tích so sánh cũng cho ra vài phát hiện về âm điệu, cách gieo vần và dùng từ của các thi sĩ trên. Nhưng những phân tích như thế thật ra chỉ có mục tiêu giải trí là chính, chứ cũng khó phát kiến được một giả thuyết khoa học nào. Nhưng qua cách làm tôi cũng học thêm vài điều về phương pháp, và nhất là có dịp đọc sách về định lượng ngôn ngữ học. 

Hai năm trước, tôi cũng có làm một so sánh về tần số dùng từ của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Tổng thống Obama. Kết quả cho thấy trong bài diễn văn của ông NĐM nhân dịp kỉ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng, chữ Đảngxuất hiện 83 lần, Nhân dân 27 lần, Nhà nước chỉ có 3 lần. Một điều thú vị khác là ông Tổng bí thư có xu hướng dùng những chữ như là, và, của ... hơi nhiều. Ông Obama thì có xu hướng dùng những từ như nation (quốc gia), people (người), new (mới), America, world (thế giới), today (hôm nay), must (phải), v.v. Rõ ràng, hai người có 2 quan tâm khác nhau. 

Hôm nay, nhân đọc bài Hành trình hiến pháp Việt Nam dưới góc nhìn khoa học của Ts Trần Xuân Hoài, tôi lại có động cơ xem qua sự phân bố từ ngữ trong các bản hiến pháp. Ts Hoài đặc biệt quan tâm đến 4 từ: độc lập, tự do, bình đẳng, và dân chủ. Nhưng tôi nghĩ trong bối cảnh hiện nay, khi nhiều người quan tâm đến vai trò của Đảng CSVN, đến định hướng xã hội chủ nghĩa, v.v. thì có lẽ chúng ta cũng nên thêm vài từ nữa. Những từ tôi nghĩ đến là Đảng, Cộng sản, Xã hội chủ nghĩa, và Chủ nghĩa xã hội. Tôi nghĩ xem qua xu hướng phân bố của những danh từ này cũng rất thú vị, vì qua đó mà chúng ta biết được Quốc hội hay người soạn hiến pháp quan tâm đến điều gì hay đang nghĩ gì. 

Sau khi làm một phân tích nhanh sự phân bố từ ngữ trong 5 văn bản hiến pháp (xem kết quả trong Bảng 1), tôi có thể tóm lược vài kết quả như sau:


Bảng 1: Phân bố một số từ trong văn bản hiến pháp ban hành năm 1946, 1960, 1980, 1992, và dự thảo 2003

1946
1960
1980
1992
2013
(dự thảo)
Số từ (*)
3122
6958
12744
12921
13360
"Độc lập"
0
2
9
9
12
"Tự do"
8
7
12
10
13
"Bình đẳng"
2
5
7
7
10
"Dân chủ"
10
69
7
5
8
"Đảng"
0
0
9
2
6
"Cộng sản"
0
0
9
2
2
"Xã hội chủ nghĩa"
0
2
68
37
30
“Chủ nghĩa xã hội”
0
2
15
1
1
Tính trên 1000 từ
"Độc lập"
0.0
0.3
0.7
0.7
0.9
"Tự do"
2.6
1.0
0.9
0.8
1.0
"Bình đẳng"
0.6
0.7
0.5
0.5
0.7
"Dân chủ"
3.2
9.9
0.5
0.4
0.6
"Đảng"
0.0
0.0
0.7
0.2
0.4
"Cộng sản"
0.0
0.0
0.7
0.2
0.1
"Xã hội chủ nghĩa"
0.0
0.3
5.3
2.9
2.2
Chủ nghĩa xã hội
0.0
0.3
1.2
0.1
0.1

Chú thích : (*) Số từ không tính phần mở đầu. Chú ý những con số này hơi khác với những con số trong bảng thống kê của Ts Trần Xuân Hoài. Tôi không rõ tại sao khác nhau, nhưng nguồn văn bản trong bài này lấy từ dangcongsan.vn và trang laws.dongnai.gov.vn.



Nội dung càng ngày càng nhiều . Việt Nam (không tính Việt Nam Cộng Hòa) đã có 4 bản hiến pháp, và năm nay thêm một dự thảo hiến pháp. Mỗi bản hiến pháp sau đều có thêm những mục và tiết mới, nên số từ cũng gia tăng. Hiến pháp năm 1946 chỉ có 3122 từ, đến năm 1960 con số này tăng lên hơn 2 lần (6958 từ), và hiến pháp năm 1992 tăng lên gần 13000 từ, tức gấp 4 lần số từ trong hiến pháp 1946. Dự thảo hiến pháp năm 2013 có đến 13,360 từ, không tăng đáng kể so với văn bản năm 1992. 

Tần số từ độc lập tăng nhưng bình đẳng thì không thay đổi. Bản hiến pháp năm 1946 không có một chữ độc lập, đến năm 1960 thì chữ này xuất hiện 2 lần, năm 1980 và 1992 xuất hiện 9 lần. Bản dự thảo hiến pháp năm 2013 có 12 từ độc lập, tức khoảng 0.9 trên 1000 từ. Từ bình đẳng đã xuất hiện ngay từ hiến pháp 1946. Bản dự thảo hiến pháp năm 2013 có 10 từ bình đẳng, tuy có tăng so với trước đây, nhưng tính trên số từ thì không thay đổi đáng kể. 

Xu hướng phân bố danh từ tự do rất thú vị. Ngay từ bản hiến pháp năm 1946 đã có đến 8 từ tự do, và con số này có xu hướng tăng trong những năm 1980 (12 từ), 1992 (10), 2013 (13). Nhưng nếu tính trên 1000 từ, thì tần số danh từ tự do giảm rất đáng kể. Năm 1946, cứ 1000 từ trong hiến pháp thì khoảng 3 từ tự do, nhưng tỉ lệ này giảm dần theo thời gian, 1960 (còn 1 trên 1000), 1980 là 0.9, 1992 là 0.8, và năm 2013 là 1. Nói cách khác, xác suất tự doxuất hiện trong dự thảo hiến pháp năm nay chỉ khoảng 1/3 so với năm 1946. 

Dân chủ là danh từ xuất hiện rất thường xuyên trong bản hiến pháp 1946 (10 lần) và 1960 (69 lần). Nhưng các bản hiến pháp năm 1980, 1992, và dự thảo 2013 thì chỉ còn 5-8 từ (Biểu đồ 1). 



Biểu đồ 1: Phân bố của hai danh từ dân chủ và tự do trong các hiến pháp năm 1946, 1960, 1980, 1992, và dự thảo hiến pháp 2013.  Trục tung là số từ tính trên 1000 từ trong văn bản, trục hoành là năm.

Danh từ Đảng không xuất hiện trong hiến pháp 1946 và 1960. Nhưng sau ngày thống nhất (1980) danh từ Đảngxuất hiện đến 9 lần, rồi giảm xuống còn 6 lần trong năm 1992 và bản dự thảo 2013. Cùng với sự xuất hiện củaĐảng, danh từ Cộng sản cũng chỉ mới xuất hiện trong hiến pháp từ năm 1980 (9 lần), 1992 (2 lần), và dự thảo 2013 (2 lần). Như vậy, Đảng và Cộng sản tuy mới xuất hiện sau ngày thống nhất nhưng hình như tần số càng lúc càng “khiêm tốn” hơn. 

Cụm từ xã hội chủ nghĩa có xu hướng “thăng trầm” theo thời gian. Cụm từ Xã hội chủ nghĩa chưa xuất hiện trong bản hiến pháp 1946, nhưng đến năm 1960 thì xuất hiện 2 lần, rồi đạt "đỉnh cao" trong năm 1980 với 68 lần! Đến năm 1992, cụm từ này chỉ xuất hiện 37 lần, và giảm xuống còn 30 lần trong bản dự thảo hiến pháp 2013. Điều thú vị là cụm từ chủ nghĩa xã hội chỉ thịnh hành trong bản hiến pháp 1980, nhưng những bản hiến pháp sau đó cụm từ này chỉ xuất hiện 1 lần. 

Tóm lại, những kết quả phân tích tần số các từ trong hiến pháp trên đây cho thấy trong khi Đảng chưa xuất hiện trong hiến pháp thì dân chủ và tự do khá phổ biến, nhưng trong và sau khi Đảng xuất hiện thì dân chủ là tự do giảm rõ rệt. Trong bản hiến pháp sau thống nhất (1980) xã hội chủ nghĩa xuất hiện rất nhiều, nhưng trớ trêu thay đến những năm sau khi kinh tế chuyển sang định hướng xã hội thì sự hiện diện của cụm từ này trong hiến pháp càng ngày càng khiêm tốn.

No comments:

Post a Comment