Tuesday 15 March 2016

GS. Nguyễn Văn Tuấn chính thức là giáo sư thỉnh giảng của Trường đại học Tôn Đức Thắng (FOSTECT Media)

Hoạt động nghiên cứu

GS. Nguyễn Văn Tuấn chính thức là giáo sư thỉnh giảng của Trường đại học Tôn Đức Thắng 

(http://www.tdt.edu.vn/index.php/2013-10-22-02-02-04/ho-t-d-ng-nghien-c-u/926-gs-nguyn-vn-tun-chinh-thc-la-giao-s-thnh-ging-ca-trng-i-hc-ton-c-thng)

Ngày 26/09/2013, GS. Nguyễn Văn Tuấn thuộc Viện nghiên cứu Y khoa GarvanTrường đại học New South Wales (Úc) đã chính thức là giáo sư thỉnh giảng của Trường đại học Tôn Đức Thắng. Đây là một vinh dự rất lớn cho Trường đại học Tôn Đức Thắng, vì GS. Nguyễn Văn Tuấn là một nhà khoa học lớn của thế giới và là một học giả uyên bác về nhiều lĩnh vực.
Dưới đây là sơ lược vài nét về ông.  
h1.jpg
GS. Nguyễn Văn Tuấn chủ tọa buổi tọa đàm tại Trường đại học Tôn Đức Thắng
GS. Nguyễn Văn Tuấn tốt nghiệp tiến sĩ dịch tễ học/thống kê học tại Đại học Sydney (Úc) và tiến sĩ y khoa tại Viện nghiên cứu Y khoa Garvan và Đại học New  South Wales, Sydney, Úc. Hiện nay, ông là là giáo sư y khoa tại Khoa Y, Đại học New South Wales, Sydney, Australia. Ông còn là thành viên của Hội đồng Quốc gia về Nghiên cứu y tế và y khoa, và lãnh đạo một chương trình nghiên cứu về loãng xương tại Viện nghiên cứu y khoa Garvan, Bệnh viện St Vincent’s.  Ông là một nhà khoa học nổi tiếng trong thế giới loãng xương quốc tế, qua những đóng góp cho chuyên ngành và hội đoàn chuyên môn.  Ông đã công bố trên 200 công trình khoa học trên các tập san danh tiếng trên thế giới như New England Journal of Medicine, JAMA, Annals of Internal Medicine, British Medical Journal, Lancet, Nature, Nature Genetics, Nature Review Endocrinology, JBMR, JCEM. Tổng số trích dẫn của các công trình của ông là trên 15,000 (tính đến ngày 28/2/2013). Tính trung bình, chỉ số trích dẫn là 66, với 40 công trình có trên 100 trích dẫn, 5 công trình >500 trích dẫn, và chỉ số H là 65. Hầu hết các công trình của ông thuộc loại SCI (theo phân loại của ISI), được xếp hạng nhất theo Quy định số 584/2013/TĐT-QĐTT về Tiêu chuẩn đánh giá công bố khoa học quốc tế của Trường đại học Tôn Đức Thắng; và nhiều công trình được xếp hạng ngoại hạng theo Quy định số 584/2013/TĐT-QĐTT. Có thể xem thêm về công bố khoa học của ông trên Google Scholar.

GS. Nguyễn Văn Tuấn đóng góp cho chuyên ngành qua hoạt động trong các hiệp hội quốc tế. Ông phục vụ trong hội đồng khoa học của Hội loãng xương Mỹ (Scientific Committee, ASBMR), phục vụ trong ban biên tập các tập san y khoa trong ngành nội tiết và loãng xương như Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism, Journal of Bone and Mineral Research, Osteoporosis International, Journal of Clinical Densitometry, BMC Musculoskeletal Disorders, v.v. Ông còn là chuyên gia bình duyệt cho khoảng 20 tập san y khoa quốc tế và các tổ chức cấp tài trợ quốc tế như WHO, Wellcome Trust, ARC, NIH, NHMRC, bình duyệt đơn đề bạt chức danh giáo sư cho các đại học ở Mĩ, Hà Lan, Phần Lan, Anh, Pháp, Thuỵ Sĩ, Thụy Điển, Thái Lan, và Hồng Kông.  Ông còn là khách mời giảng thường xuyên trong các hội nghị cấp quốc gia (Úc) và quốc tế từ Mĩ sang Âu châu và Á châu.  Ông là giáo sư thỉnh giảng tại các Đại học UCSD (Mĩ), UC Irvine (Mĩ), Tromso (Na Uy), Khon Kaen (Thái Lan), ĐH Y Hà Nội.

Ông đã và đang có nhiều hợp tác nghiên cứu khoa học với đồng nghiệp trong nước về các lĩnh vực loãng xương và đào tạo nghiên cứu khoa học. Trong thời gian 10 năm qua, ông đã giảng trong hơn 20 chương trình huấn luyện dưới hình thức workshop, seminar, và  symposia tại nhiều đại học và bệnh viện khắp nước. Các lớp học hè về phương pháp nghiên cứu của ông được hàng ngàn đồng nghiệp chào đón nồng nhiệt. Ông đã xuất bản 12 quyền sách ở Việt Nam, và cuốn mới nhất (“Từ nghiên cứu đến công bố”) được xem là một trong những cuốn sách bán chạy nhất. Cuốn “Đi vào nghiên cứu khoa học” của ông được trao giải thưởng Sách Hay 2013. Ngoài ra, ông còn được bằng khen từ Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Ủy ban Nhân dân TPHCM, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang, Hội Y học TPHCM, Hội loãng xương TPHCM, v.v. về những đóng góp của ông cho khoa học Việt Nam.

No comments:

Post a Comment