Tuesday, 1 December 2015

Ông Bùi Văn Tẩn chỉ là người ký tên tờ đơn báo cáo tường thuật sự việc ngư dân Trương Đình Bảy (Quảng Ngãi) bị sát hại



Ngôn ngữ dùng trong tờ đơn không phải là lời ăn tiếng nói của ngư dân. Đó là thứ ngôn ngữ của đám thư lại quen thảo giấy tờ hành chính với câu văn dài miên man, tầng tầng lớp lớp. Sự việc được trình bày có đầu có đuôi với những chi tiết chính xác như chép từ sách ra, những thuật ngữ không nằm trong vốn từ nghề nghiệp của người đánh cá (súng tấn công).
Báo viết:   Về chi tiết tố cáo người bắn ngư dân Bảy đứng trên tàu Philippines, cơ quan chức năng chưa có kết luận. Cụ thể vẫn phải chờ kết quả điều tra.
Nhưng có vẻ như cơ quan chức năng đã kết luận xong rồi. Tờ đơn báo cáo của ông Bùi Văn Tẩn chỉ để phục vụ cho kết luận đó mà thôi.
Vụ sát hại ông Trương Đình Bảy rất có thể đã diễn ra đúng như những gì được tường thuật trong tờ đơn báo cáo, nhưng sự can thiệp của đám thư lại khiến cho người ta có quyền nghi ngờ là sự thật đã bị bóp méo ít nhiều.

Vụ ngư dân bị bắn chết ở Trường Sa: Đã có manh mối hung thủ? (Hồng Long - Dân Trí)

Vụ ngư dân bị bắn chết ở Trường Sa: Đã có manh mối hung thủ?

Dân trí Liên quan đến vụ ngư dân Trương Đình Bảy (42 tuổi, ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) bị nhóm người lạ bắn chết ở vùng biển Trường Sa, trao đổi với PV Dân trí sáng nay (30/11), anh ruột của thuyền trưởng Bùi Văn Cu gửi đơn tố cáo thủ phạm là người Philippines.
 >> Ngư dân Quảng Ngãi bị bắn chết ở biển Trường Sa

Theo đơn trình bày của ông Bùi Văn Tẩn (SN 1963, ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn), tàu cá QNg 95861-TS của ngư dân Bùi Văn Cu có công suất 710CV. Vào ngày 21/11, tàu cá cùng 14 ngư dân rời bến cảng Sa Kỳ ra vùng biển Trường Sa khai thác hải sản. Đến chiều ngày 26/11, tàu cá đang neo đậu ở tọa độ 9021’506”N - 115027’790”E thả ca nô hành nghề, còn lại 2 ngư dân Bùi Văn Cu và Trương Đình Bảy ở trên tàu chờ.

Anh ruột thuyền trưởng Bùi Văn Cu tố cáo người Philippines bắn chết ngư dân Bảy.
Anh ruột thuyền trưởng Bùi Văn Cu tố cáo người Philippines bắn chết ngư dân Bảy.
Khoảng 18h15 cùng ngày, thuyền trưởng Bùi Văn Cu phát hiện 2 chiếc ghe của dân Philippines, trên ghe có 8 người và 2 khẩu súng. Một chiếc ghe tiếp cận áp sát tàu cá, sau đó 3 người nhảy lên tàu cá cầm theo 1 khẩu súng. Thuyền trưởng Cu phân công ngư dân Bảy tiến đến mũi tàu chặt dây neo để bỏ chạy. Ngay lúc này, người cầm súng chĩa vào ông Bảy và bắn 2 phát đạn, khiến ngư dân Bảy ngục chết tại chỗ, cách cabin khoảng 2m. Sau đó chúng bắn liên tiếp nhiều phát đạn lên cabin tàu cá.
Lợi dụng lúc thuận lợi, thuyền trưởng Cu thả tay lái và chạy đến giật cây súng, rồi ném xuống biển. Bọn chúng hoảng sợ, nhảy xuống ghe và bỏ đi. Lúc này, thuyền trưởng Bùi Văn Cu dùng đèn pin ra tín hiệu cho 2 chiếc ca nô về lại tàu cá, vừa sơ cứu ngư dân Bảy và vừa di chuyển tàu về đảo Đá Nam (thuộc Lữ đoàn 146 Trường Sa) báo cáo sự việc. Do vết thương quá nặng, ngư dân Bảy tử vong ngay sau khi xảy ra sự việc.
Ông Lê Văn Nguyên - Bí thư Đảng ủy xã Bình Châu (bìa trái) cùng lãnh đạo xã đến chia buồn và động viên gia đình ngư dân Trương Văn Bảy
Ông Lê Văn Nguyên - Bí thư Đảng ủy xã Bình Châu (bìa trái) cùng lãnh đạo xã đến chia buồn và động viên gia đình ngư dân Trương Văn Bảy
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Văn Nguyên - Bí thư Đảng ủy xã Bình Châu (huyện Bình Sơn) cho biết: “Qua thông tin báo cáo sự việc của gia đình ngư dân Bảy và Bùi Văn Cu, địa phương đã kịp thời báo cáo lên Huyện ủy cùng lực lượng biên phòng, quân sự, công an và ngành chức năng. Đồng thời, lãnh đạo xã cũng đã đến nhà thăm hỏi, động viên và cử lực lượng hỗ trợ gia đình trong lúc nghe tin dữ này. Cụ thể sự việc, chờ tàu cá QNg 95861-TS cùng thi thể ngư dân Bảy trở về và các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra sự việc. Đây là trường hợp đầu tiên ngư dân xã Bình Châu bị bắn chết ở ngư trường Trường Sa”.
Bà con hàng xóm cùng Hội phụ nữ luôn kề bên chị Mai Thị Long trước tin dữ từ Trường Sa
Bà con hàng xóm cùng Hội phụ nữ luôn kề bên chị Mai Thị Long trước tin dữ từ Trường Sa
Trong sáng nay, bà con hàng xóm đến chia buồn và động viên gia đình vượt qua nỗi mất mát người thân. Chị Mai Thị Long (SN 1972) - vợ ngư dân Bảy vẫn không thể tin chồng mình đã chết tức tưởi như vậy.
Được biết, cùng đi trên chiếc tàu cá QNg 95861-TS còn có con trai ruột của nạn nhân là cháu Trương Đình Đệ. Ngoài cháu Đệ, ông Bảy còn có một con trai lớn đã lập gia đình và con gái nhỏ đang học lớp 12.
Theo dự kiến, khoảng chiều tối ngày 1/12, tàu cá QNg 95861-TS đưa thi thể ngư dân Trương Đình Bảy về đến cảng Sa Kỳ.
Về chi tiết tố cáo người bắn ngư dân Bảy đứng trên tàu Philippines, cơ quan chức năng chưa có kết luận. Cụ thể vẫn phải chờ kết quả điều tra.
Hồng Long

Friday, 20 November 2015

Trưởng ban Tổ chức Trung ương: Công tác nhân sự cho Đại hội 12 được chuẩn bị kỹ

Thứ sáu, 20/11/2015 | 10:39 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Tiến tới đại hội Đảng lần thứ 12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa có bài viết đánh giá những kết quả đã làm được, chỉ rõ nguyên nhân thành công của nhiệm kỳ 2011-2016. VnExpress xin đăng toàn văn bài viết.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng sắp diễn ra có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống chính trị xã hội nước ta. Để chuẩn bị cho sự kiện trọng đại này, Đảng đã tập trung chỉ đạo, chuẩn bị từ rất sớm về mọi mặt và đến thời điểm này, đại hội cấp cơ sở, cấp trên trực tiếp cơ sở, cấp trực thuộc Trung ương đã thành công tốt đẹp. Kết quả thành công của tất cả 67 đại hội đảng bộ trực thuộc Trung ương, mở đầu là Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình khai mạc ngày 15/9/2015 và kết thúc là Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội bế mạc ngày 3/11/2015, hoàn thành sớm hơn gần hai tháng so với nhiệm kỳ trước, là tiền đề quan trọng để tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng.
Chúng ta cảm nhận được bầu không khí phấn khởi thật sự của các địa phương, cơ quan sau khi đại hội đảng bộ các cấp kết thúc. Các đảng bộ trực thuộc Trung ương đều đã bầu thành công ban chấp hành khóa mới, cơ bản đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đúng về tỷ lệ độ tuổi quy định và đặc biệt, chất lượng của cấp ủy viên, nhất là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, được nâng lên cả về phẩm chất, đạo đức, học vấn, trình độ lý luận, năng lực công tác và kinh nghiệm thực tiễn.
Các đại hội đều thể hiện tinh thần đoàn kết, dân chủ, kỷ cương và đổi mới. Có thể khẳng định, thành công của đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội 12 của Đảng không hề là kết quả ngẫu nhiên, mà là kết quả tất yếu thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo chủ động, thống nhất và có hiệu quả của Đảng ta về đổi mới công tác xây dựng Đảng trong suốt nhiệm kỳ đại hội, được bắt nguồn từ Nghị quyết hội nghị Trung ương 4 khóa 11.
1- Nghị quyết hội nghị Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” - bước đột phá về công tác xây dựng Đảng
Như chúng ta đều biết, mọi chế độ xã hội cũng như các giai cấp, đảng phái cầm quyền, vì lợi ích của mình, đều phải ra sức chăm lo xây dựng đội ngũ lãnh đạo. Trên thế giới, nhiều nhà tư tưởng, triết gia đã có tầm nhìn và nhận thức đúng đắn về xây dựng đội ngũ tinh hoa. Tagor, một nhà thơ, một triết gia Bà La Môn nổi tiếng của Ấn Độ đã nói: Đào luyện một người đàn ông, chúng ta được một người đàn ông. Đào luyện một phụ nữ, chúng ta được một gia đình. Đào luyện một thầy giáo, chúng ta được một thế hệ. Còn đào luyện một lãnh tụ, chúng ta được một quốc gia phát triển.
Khi giai cấp vô sản bước lên vũ đài chính trị, V.I.Lê-nin từng khẳng định: Trong lịch sử, chưa hề có giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo được ra trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào. Thực tiễn của cách mạng thế giới trong mấy thập niên qua cũng đã chỉ ra rằng: Đảng cầm quyền nếu không thường xuyên đổi mới, không thường xuyên chỉnh đốn để xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh, không thường xuyên phát triển đội ngũ những đại biểu tiền phong của mình thì vai trò cầm quyền của đảng rốt cuộc cũng sẽ bị lu mờ và tự đánh mất vai trò lãnh đạo.
Trong lịch sử văn hiến hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, cha ông chúng ta đã sớm sáng lập Quốc Tử Giám, một trung tâm đào tạo những người hiền tài - được coi là "nguyên khí quốc gia", để gánh vác đại sự đất nước. Kế thừa tri thức nhân loại và tinh hoa văn hóa dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động của mình đã luôn chú trọng đến công tác cán bộ, từ đánh giá, lựa chọn, đào tạo, thử thách, rèn luyện đến sử dụng và đãi ngộ. Người cho rằng "cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy" Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân; "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém".
Quán triệt sâu sắc lời di huấn của Bác và trên cơ sở đúc kết các bài học kinh nghiệm quốc tế, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã nhiều lần khẳng định: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt và Đảng phải thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ, phương thức lãnh đạo.
Từ Đại hội VI của Đảng đến nay, không có nhiệm kỳ nào Trung ương Đảng không có nghị quyết về xây dựng Đảng, về đổi mới chỉnh đốn Đảng, về công tác cán bộ. Nhưng có một điều hết sức quan ngại là chúng ta đã tiến hành thường xuyên, liên tục trong nhiều nhiệm kỳ, với nhiều biện pháp, nhiều cuộc vận động nhưng kết quả vẫn còn khá khiêm tốn. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, hư hỏng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa được đẩy lùi mà thậm chí có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương bốn khóa XI ban hành đúng lúc, kịp thời, thể hiện quyết tâm chính trị và là giải pháp cấp bách, cần làm ngay để khắc phục tình hình, mong muốn tạo ra được các kết quả cụ thể, rõ rệt để củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nghị quyết Trung ương 4, tập trung vào ba vấn đề cấp bách nhất. Một là đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Hai là xây dựng đội ngũ lãnh đạo cán bộ quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ba là xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Về thực chất, Nghị quyết Trung ương 4 tập trung trước hết nhằm khắc phục một vấn đề vô cùng khó khăn lâu nay là công tác đánh giá cán bộ. Bằng việc triển khai ba nhiệm vụ cấp bách và bốn nhóm giải pháp, việc đánh giá cán bộ theo Nghị quyết Trung ương 4 được yêu cầu nhấn mạnh hơn, quyết liệt hơn các tiêu chuẩn: lập trường tư tưởng chính trị, năng lực thực tiễn thể hiện bằng hiệu quả công việc; uy tín trong đảng và trong nhân dân; tư duy đổi mới và sáng tạo; có khả năng nắm bắt, xử lý có hiệu quả các vấn đề mới phát sinh; đoàn kết, quy tụ đội ngũ cán bộ; phong cách làm việc khoa học, dân chủ, sâu sát, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; minh bạch, công tâm, khách quan trong công tác cán bộ; khả năng phát hiện và sử dụng người có đức, có tài; không tham ô, tham nhũng; có thái độ kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tham ô, tham nhũng, tiêu cực và phản bác các luận điệu xuyên tạc, phản động, trái với Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.
Những tiêu chuẩn này là cụ thể, rõ ràng và mang tính định lượng hơn, là tấm gương soi cho cán bộ, đảng viên tự sửa mình trong công việc. Đây là cơ sở quan trọng và là điều kiện tiên quyết để đánh giá, lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ cũng như cho việc chuẩn bị nhân sự của đại hội đảng bộ các cấp sau này. Bởi vậy, trong Chỉ thị 36 ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng, các tiêu chuẩn này đã được lưu ý rất rõ ràng trong hướng dẫn công tác nhân sự cho đại hội đảng bộ các cấp.
Đồng thời, để tạo sự khách quan trong đánh giá, lựa chọn cán bộ, lần đầu tiên, Đảng ta quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể và theo đó những người hai năm liền tín nhiệm thấp, không hoàn thành nhiệm vụ sẽ được xem xét, cho thôi giữ chức vụ, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác. Rõ ràng, Đảng bắt mạch đúng bản chất của vấn đề, xác định điểm nghẽn sâu xa của mọi sự trì trệ, yếu kém trong Đảng hiện nay nằm ở công tác cán bộ, nhất là công tác đánh giá cán bộ. Chỉnh đốn Đảng bắt đầu từ công tác cán bộ là sự lựa chọn đột phá đúng và trúng của Đảng ta ở nhiệm kỳ Đại hội 11.
Ngay sau khi ban hành, Nghị quyết Trung ương 4 đã được tuyệt đại đa số cán bộ đảng viên và nhân dân đón nhận với tình cảm hồ hởi, vui mừng, đồng tình, nhất trí cao, coi đây là “cẩm nang” để xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là cơ sở để lập kế hoạch kiểm điểm và tổ chức thực hiện kiểm điểm. Các tổ chức cơ sở Đảng, từ Trung ương đến địa phương, đã tiến hành kiểm điểm nghiêm túc, khẳng định đây là công việc thường xuyên, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm; xác định kiểm điểm không phải là đi tìm đối tượng để xử lý kỷ luật, là bới lông tìm vết, mà để răn đe phòng ngừa, ngăn chặn, để cán bộ tự giác tu dưỡng, tự điều chỉnh hành vi của mình, gột rửa cái xấu, cảnh giác trước mọi cám dỗ về danh lợi, vật chất, tiền tài, tránh rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, tệ hại.
Nghị quyết đã thể hiện sự trung thực chính trị đáng trân trọng của Đảng ta, thể hiện tinh thần “tự chỉ trích” để hoàn thiện và phát triển; dũng cảm, thẳng thắn tiến hành tự kiểm điểm phê bình từ trên xuống, mạnh dạn chỉ ra những yếu kém, hạn chế trong nội bộ Đảng đồng thời đưa ra giải pháp khắc phục mà không e ngại đến vai trò cầm quyền của Đảng. Chính việc chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm là cách thức để Đảng vượt lên, nâng cao vai trò cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng.
Đảng cần nhất lúc này là niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Lòng tin của nhân dân vào Đảng thường được đặt vào những công việc rất cụ thể, ở chính hình ảnh của các cán bộ, đảng viên; ở phẩm chất đạo đức, tác phong, năng lực và hiệu quả công tác của họ. Do vậy, để dân tin Đảng, Đảng phải thẳng thắn nhận trách nhiệm trước nhân dân về sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt. Điều đó cũng có nghĩa là Nghị quyết Trung ương 4 là dấu mốc về cách làm mới, chuyển biến mới trong công tác xây dựng Đảng.
Trên thực tế, nhiều công việc đã được Đảng triển khai một cách đồng bộ để đưa Nghị quyết Trung ương 4 đi vào cuộc sống. Đó là công tác quy hoạch cán bộ cấp chiến lược; công tác đào tạo dự nguồn cao cấp và cán bộ chủ chốt ở các cơ quan trung ương và địa phương; công tác luân chuyển cán bộ được tiến hành đồng bộ ở cả hai chiều; công tác nhân sự và việc sửa đổi quy chế bầu cử trong Đảng cho phù hợp với tình hình…
Dường như các cơ sở Đảng đã không còn bị động trong công tác kiểm điểm, đánh giá giữa kỳ và cuối nhiệm kỳ; không khí nặng nề, khép kín, cục bộ, thiếu tin tưởng trong sinh hoạt đảng các cấp ở nhiều nơi từng bước được thay thế bằng không khí công khai, dân chủ, cởi mở, tin tưởng và đầy tinh thần xây dựng. Không khí ấy được thể hiện bằng các hành động cụ thể, đầy trách nhiệm trong công việc chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp. Đại hội đảng các cấp thành công, rõ ràng, được bắt nguồn sâu xa từ các kết quả thực hiện đổi mới công tác xây dựng Đảng mà trước hết là thực hiện ba vấn đề cấp bách và bốn giải pháp được nêu trong Nghị quyết Trung ương 4.
2- Quy hoạch cán bộ các cấp và quy hoạch cán bộ cấp chiến lược - tầm nhìn và chất lượng mới trong công tác cán bộ
Xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ cấp bách thứ hai trong Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý, nhất là ở cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 24 ngày 5/6/2012 về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Công tác quy hoạch cán bộ ở nhiệm kỳ Đại hội 11, về thực chất, là sự tiếp tục của Nghị quyết 42 ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị khóa 9 nhằm khắc phục các hạn chế, yếu kém của công tác quy hoạch trong các nhiệm kỳ trước. Thứ nhất, quy hoạch là để tạo nguồn bồi dưỡng, đào tạo, luân chuyển, bố trí, sử dụng, nhưng trên thực tế có nơi, có lúc chưa thực hiện theo quy hoạch; quy hoạch chưa thường xuyên liên tục, chưa xuất phát từ đánh giá đúng cán bộ; còn mang tính hình thức, chắp vá, không đồng bộ, thiếu chủ động trong bố trí cán bộ và thiếu tính khả thi.
Thứ hai, chất lượng quy hoạch cán bộ chưa cao, không đồng đều, thiếu tầm nhìn xa, chưa bảo đảm cơ cấu ba độ tuổi, không bảo đảm tỷ lệ cán bộ nữ, tỷ lệ cán bộ trẻ, tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số. Và thứ ba, quy hoạch cán bộ thời gian qua chưa có tính tổng thể và sự liên thông giữa cấp dưới với cấp trên, giữa địa phương với Trung ương, giữa các ngành, các lĩnh vực công tác, đặc biệt là chưa hề có quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước.
Ở nước ta, nói đến chủ trương quy hoạch cán bộ thì hầu như ít người phản đối nhưng lại luôn coi đây là việc khó. Nhiều ý kiến cho rằng thực hiện quy hoạch, công khai danh tính cán bộ dự nguồn phát triển là một vấn đề nhạy cảm vì đưa cán bộ vào diện quy hoạch rất có thể sẽ trở thành đối tượng bị soi mói, công kích, bị gièm pha và có thể gây mất đoàn kết nội bộ và mất cán bộ. Tuy nhiên, thực tế triển khai ở các địa phương thời gian qua cho thấy, ở đâu quy hoạch đúng người, bố trí công việc hợp lý, cán bộ được quan tâm, tạo điều kiện phát triển thì đều thành công. Các trường hợp thất bại không nằm ở bản thân chủ trương quy hoạch mà là nằm ở cách làm quy hoạch và sự thiếu trách nhiệm của những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.
Hơn nữa, để lựa chọn được đúng người và bảo vệ được quy hoạch, cần bảo đảm tính minh bạch, dân chủ, công khai, khoa học trong đánh giá cán bộ, lấy quy hoạch lãnh đạo chủ chốt ở cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch cán bộ cấp trên, có cơ chế và điều kiện tốt, thật sự công bằng để cán bộ quy hoạch được thể hiện tài năng, phấn đấu, cống hiến và trưởng thành. Bởi vậy, ngay sau khi có Nghị quyết Trung ương 4, công tác kiểm điểm và đánh giá cán bộ là khâu quan trọng được xác định trong lựa chọn nhân sự quy hoạch. Công tác quy hoạch và công tác nhân sự thống nhất nhưng không đồng nhất. Khi xem xét một nhân sự cụ thể nào đó còn phải cân nhắc, tính toán nhiều yếu tố khác. Nhưng phương án nhân sự dứt khoát phải được xây dựng dựa trên quy hoạch.
Mặt khác, rút kinh nghiệm trong thực tế, chúng ta đã thực hiện quy hoạch theo chức danh cụ thể. Một chức danh lãnh đạo chủ chốt ở các cấp, các ngành, các địa phương có thể quy hoạch từ một đến ba người và một người có thể quy hoạch nhiều chức danh. Cơ hội rộng mở cho mọi người và dư địa cho sự lựa chọn, đào tạo và bồi dưỡng cũng rất rộng. Nhờ có sự rõ ràng về quan điểm chỉ đạo, chặt chẽ về nguyên tắc, “động” và “mở” về phương châm, công tác quy hoạch lần này đã rất chú trọng đến nhiệm vụ rà soát, bổ sung quy hoạch, đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn, bổ sung vào quy hoạch các nhân tố mới.
Một điểm mới mà thực chất là nhiệm vụ cũ của nhiệm kỳ trước nêu ra nhưng chưa làm, đó là quy hoạch cán bộ cấp chiến lược ở Trung ương. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng nhằm khắc phục nguy cơ hẫng hụt cán bộ cấp chiến lược và đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo đảm tính nhất quán, liên thông và đồng bộ về công tác cán bộ nói chung, công tác quy hoạch nói riêng trong toàn bộ hệ thống chính trị. Việc quy hoạch cán bộ cấp chiến lược đã được Đảng triển khai một cách đồng bộ, thực chất, dân chủ, công khai, minh bạch: lấy thực tế kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương 4 làm cơ sở để hoàn chỉnh tiêu chuẩn về đánh giá và lựa chọn cán bộ đưa vào quy hoạch; lấy quy hoạch cán bộ cấp chiến lược làm cơ sở cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách; đồng thời, lấy quy hoạch cấp chiến lược để thúc đẩy quy hoạch cán bộ chủ chốt ở cấp dưới.
Đặc biệt, quy hoạch cán bộ cấp chiến lược phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và là cơ sở cho việc chuẩn bị công tác nhân sự diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý cũng như công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 và các nhiệm kỳ tiếp theo. Đây là việc chưa từng làm, nhiều thách thức và không ít khó khăn nhưng lại là việc rất cần thiết lẽ ra phải được triển khai từ lâu. Nói cách khác, đây sẽ là công việc thường xuyên trong công tác cán bộ của Đảng.
Sau ba năm triển khai thực hiện, điều hết sức rõ ràng là công tác quy hoạch cán bộ nói chung, quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nói riêng đã đi vào đời sống của Đảng như một lẽ tự nhiên. Cán bộ được quy hoạch phấn khởi, luôn nỗ lực trau dồi, rèn luyện cho xứng đáng với vị trí được quy hoạch. Cán bộ chưa được quy hoạch lấy các tiêu chuẩn cán bộ diện quy hoạch để hoàn thiện bản thân mình. Hiện tượng so kè, đố kỵ, níu kéo, thiếu tinh thần xây dựng trong công tác quy hoạch đã không còn phổ biến. Công tác quy hoạch trở thành nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị. Công tác bổ nhiệm tuân thủ nghiêm túc theo quy hoạch, hạn chế được tình trạng tuỳ tiện, vị thân, không đúng người, vì người bổ nhiệm chứ chưa vì công việc để chọn người phù hợp.
Tại đại hội đảng bộ các cấp, việc giới thiệu nhân sự cấp ủy hầu như đều từ nguồn quy hoạch đã phê duyệt và điều rất đáng phấn khởi là các đồng chí trúng cử về cơ bản đều là các đồng chí trong diện quy hoạch của cấp uỷ các cấp. Trừ các đồng chí tái cử còn trong tiêu chuẩn quy định, tuyệt đại đa số các đồng chí được bầu vào ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều là các đồng chí trong diện quy hoạch cán bộ chủ chốt. Nhiều tài năng trẻ đã được phát hiện, bồi dưỡng và trưởng thành nhanh chóng, giữ các cương vị quan trọng trong lãnh đạo chủ chốt của các địa phương. Hầu hết các đồng chí Bí thư tỉnh ủy khoá mới đều là các đồng chí đã được quy hoạch vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Rõ ràng, sự đổi mới công tác quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược của nhiệm kỳ Đại hội XI là bước chuẩn bị quan trọng, là một bảo đảm cho sự thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
3- Mở lớp dự nguồn cao cấp và luân chuyển cán bộ - định hướng đào tạo thực chất, đồng bộ và hiệu quả
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc sinh thời, luôn nhấn mạnh đến vai trò con người và luôn yêu cầu công tác cán bộ, đào tạo cán bộ phải đi trước một bước. Người nói “ cán bộ là cái gốc của mọi công việc… và huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng ta đã luôn quan tâm và chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Để là cái gốc của mọi công việc, người cán bộ phải có tư duy biện chứng, tư duy hệ thống, có tầm nhìn xa, chiến lược, tinh thần thượng tôn pháp luật, năng lực quy tụ và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao.
Điều này là hoàn toàn đúng và càng quan trọng hơn khi Đảng ta đang đứng trước nhiệm vụ trọng đại: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới; khi trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ đã thật sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, kinh tế tri thức ngày càng chiếm ưu thế trong phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia; khi lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã chủ yếu dựa trên công nghệ, tri thức, đổi mới và sáng tạo.
Nhận thức rõ tầm quan trọng và yêu cầu mới đối với công tác đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược; và cùng với việc triển khai công tác quy hoạch, Đảng ta đã rất chú trọng mở các lớp dự nguồn cao cấp, cả cán bộ quy hoạch cấp chiến lược ở Trung ương và cán bộ chủ chốt ở địa phương. Tương tự như công tác quy hoạch, các lớp dự nguồn cao cấp cũng được tổ chức đào tạo theo chức danh cho các đồng chí thuộc diện quy hoạch cấp chiến lược.
Đối tượng tham dự các lớp này là các đồng chí ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, các đồng chí quy hoạch lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan trung ương và địa phương. Chương trình và nội dung đào tạo, do vậy, có điểm khác với các chương trình lý luận cao cấp hiện nay là, không chỉ làm sâu sắc hơn các vấn đề lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới mà còn cập nhật có hệ thống, làm rõ các vấn đề lớn, mới trong quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng; nhấn mạnh việc đánh giá, tổng kết thực tiễn đất nước ta sau 30 năm đổi mới; định rõ thế và lực mới, cách tiếp cận phát triển mới của Việt Nam trong bối cảnh thế giới, khu vực đang thay đổi nhanh, mạnh với nhiều cơ hội và thách thức mới; đưa vào chương trình nhiều kiến thức về thế giới đương đại thuộc lĩnh vực tư duy chiến lược như: xây dựng tầm nhìn quốc tế và khu vực, cục diện thế giới hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, bàn cờ chính trị thế giới…
Để đáp ứng yêu cầu này, giảng viên được lựa chọn là các đồng chí lãnh đạo cấp cao, các nhà quản lý, hoạch định chính sách có kinh nghiệm, không chỉ hiểu sâu về lý luận mà còn có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động và chỉ đạo thực tiễn; là các chuyên gia giỏi có tư duy đổi mới, có năng lực cập nhật tri thức tổ chức và quản trị hiện đại, có các phương pháp tiếp cận công tác tiên tiến. Đặc biệt, lần đầu tiên, chúng ta mời các chuyên gia quốc tế, các đại sứ, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có uy tín cùng tham gia thuyết trình chuyên đề và thảo luận, nhất là việc nghiên cứu, phân tích và xử lý tình huống về thành công và thất bại của các mô hình phát triển, ở cả cấp vĩ mô và vi mô.
Bởi vậy, tri thức được chuyển tải ở các lớp dự nguồn cao cấp là phong phú, sâu sắc, cập nhật, liên thông giữa lý luận và thực tiễn, khắc phục được lối mòn, tính giáo điều và sự kinh viện. Cũng lần đầu tiên, trong khoảng thời gian bốn tháng, các học viên dự nguồn cao cấp còn được đi thực tế địa phương, thực hiện “ba cùng” với các địa phương để nâng cao kỹ năng nắm bắt, hiểu biết và xử lý các vấn đề thực tiễn cụ thể. Phương châm “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn với thực tiễn” đã rất được chú trọng. Không chỉ đi thực tế trong nước, các học viên còn được tạo điều kiện đi khảo sát hai tuần ở nước ngoài, được tiếp cận mô hình đào tạo hiện đại ở các quốc gia phát triển, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…
Đây là cách bổ sung kiến thức hai chiều khá hiệu quả: người cần bổ sung hiểu biết thực tiễn thì được nâng cao qua đi thực tế và ngược lại, người cần bổ sung kiến thức lý luận thì được làm giàu thêm qua cập nhật tri thức. Học viên các lớp dự nguồn cao cấp cũng không làm luận văn, luận án tốt nghiệp như các lớp cao học và nghiên cứu sinh, nặng khía cạnh học thuật mà được yêu cầu làm đề án tốt nghiệp mang tính triển khai, xử lý thực tiễn về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng Đảng... tùy theo lĩnh vực chức trách nhiệm vụ học viên đang đảm nhiệm. Nghĩa là đề án tốt nghiệp phải trở thành phương án lãnh đạo, chỉ đạo của học viên tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình trên tư cách là người lãnh đạo chủ chốt.
Tính đảng của lớp học cũng rất được đề cao: tổ chức học tập và sinh hoạt nội trú; tăng cường tự học, tự nghiên cứu; nghiêm về kỷ cương, kỷ luật; nêu cao vai trò và trách nhiệm cá nhân... Đây là những phẩm chất cần có, cần được chuẩn bị cho hoạt động thực tiễn sau này. Các địa phương, tùy theo điều kiện của mình, cũng đã chủ động tổ chức các lớp dự nguồn cấp chủ chốt địa phương.
Trong khóa 11, chúng ta đã tổ chức được 6 lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp với 511 học viên, trong đó 231 đồng chí là cán bộ cấp tỉnh, 280 đồng chí là cán bộ khối ban, bộ, ngành Trung ương. Kết quả của các lớp học là khả quan. Cán bộ phấn khởi, tin tưởng và học tập nghiêm túc. Nhiều học viên đạt kết quả xuất sắc, được quy hoạch và bổ nhiệm ở các vị trí công tác cao hơn. Đặc biệt, không ngoài dự đoán, 100% số học viên các lớp dự nguồn cao cấp công tác tại các địa phương được bầu vào Ban Thường vụ, Phó Bí Thư tỉnh ủy và 45 trong tổng số 61 đồng chí đắc cử bí thư tỉnh ủy, thành ủy lần này đều là học viên của các khóa dự nguồn cao cấp nhiệm kỳ Đại hội XI. Điều đó cũng có nghĩa là Đảng ta đã chủ động hơn về công tác nhân sự, nguy cơ hẫng hụt về cán bộ cấp chiến lược đã được khắc phục đáng kể.
Luân chuyển cán bộ, xét về bản chất, cũng là công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bố trí và sắp xếp cán bộ có khoảng thời gian đủ dài để cọ xát thực tiễn, nhất là đối với các đồng chí quy hoạch cán bộ cấp chiến lược từ các cơ quan trung ương. Cần phải thấy rằng, công tác luân chuyển hiện nay đang làm không phải là vấn đề mới. Hơn 10 năm qua, các cấp ủy, tổ chức Đảng đã tích cực triển khai công tác luân chuyển, góp phần đào tạo, thử thách cán bộ qua thực tiễn và tăng cường cán bộ cho những nơi khó khăn. Hầu hết cán bộ qua luân chuyển đều có bước trưởng thành, tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn, có quan điểm nhìn nhận và phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, sâu sát hơn.
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều trường hợp luân chuyển đào tạo cán bộ chưa hoàn toàn dựa trên cơ sở đánh giá cán bộ và quy hoạch cán bộ; tình trạng khép kín, cục bộ còn nặng nề; hiện tượng nơi thừa, nơi thiếu còn khá phổ biến. Rút kinh nghiệm các khóa trước, công tác luân chuyển nhiệm kỳ này được chuẩn bị khá sớm cùng với công tác quy hoạch, được xây dựng và lập kế hoạch cụ thể trên cơ sở đánh giá cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4; xác định nhu cầu đào tạo cán bộ ở cả nơi đến và nơi đi; làm rõ mục đích luân chuyển và chức danh cần luân chuyển, không nhất thiết phải luân chuyển đến những nơi mà địa phương có nguồn cán bộ phù hợp và cũng tương tự như vậy, không khiên cưỡng đưa đi luân chuyển những trường hợp cán bộ mà các cơ quan hữu quan còn có ý kiến khác nhau.
Quy trình luân chuyển được tổ chức hết sức chặt chẽ bắt đầu từ xin chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục luân chuyển sau khi tổng kết kinh nghiệm luân chuyển của các khóa trước; xây dựng tiêu chí để xác định địa bàn, chức danh cán bộ (phó bí thư, phó chủ tịch hay đồng thời cả phó bí thư và phó chủ tịch), nguồn cán bộ và thời gian luân chuyển; sau khi được Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý mới thông báo để các ban, bộ, ngành có nhu cầu luân chuyển lựa chọn các đồng chí vụ trưởng và tương đương, trong quy hoạch chức danh chủ chốt để báo cáo Trung ương.
Những cán bộ này được gửi xin ý kiến thẩm định của Ban cán sự Đảng chính phủ, Ủy ban kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Đảng ủy khối và địa phương sẽ luân chuyển cán bộ tới tùy theo mỗi chức danh. Ban Bí thư sẽ chỉ phê duyệt khi có sự đồng thuận cao của các cơ quan và địa phương được tham khảo ý kiến. Điều đó cũng khẳng định rằng, công tác luân chuyển cán bộ đã được tiến hành một cách bài bản, đồng bộ, và có phần chủ động hơn, nhất là về luân chuyển cán bộ cấp chiến lược.
Điểm khác biệt đáng lưu ý trong công tác luân chuyển cán bộ nhiệm kỳ này là luân chuyển bắt buộc phải dựa trên quy hoạch và luân chuyển gắn chặt chẽ với đào tạo dự nguồn, nhất là đối với các đồng chí quy hoạch cấp chiến lược. Trên thực tế, chúng ta đã thực hiện được một đợt luân chuyển 54 đồng chí quy hoạch cấp chiến lược từ các cơ quan trung ương về địa phương. Hầu hết các đồng chí này đã phát huy được năng lực, sở trường công tác, đa số trúng cử cấp ủy, tham gia ban thường vụ và lãnh đạo chủ chốt của các địa phương.
Đặc biệt, có sáu đồng chí luân chuyển thuộc diện Trung ương quản lý đắc cử Bí thư tỉnh ủy, chức danh cao hơn chức danh trước khi luân chuyển. Nhiều đồng chí đã được địa phương giới thiệu tham gia ứng cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XII với số phiếu khá cao. Đây cũng là một kết quả rất đáng ghi nhận, thể hiện tính thực chất và có hiệu quả của công tác luân chuyển cán bộ trong điều kiện mới.
4- Chỉ thị 36 và Quy chế bầu cử trong Đảng - nhân tố trực tiếp góp phần quyết định sự thành công của đại hội đảng bộ các cấp
Để chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 36 ngày 30-05-2014, trong đó về phương diện công tác nhân sự, Chỉ thị 36 đã khắc phục được nhiều vướng mắc của Chỉ thị 37 khóa 10, đã làm rõ số lượng, cơ cấu, độ tuổi cấp ủy cho cấp quận, huyện; cấp tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; đưa ra các yêu cầu về tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số; xác định các đồng chí cấp ủy đương nhiệm còn 30 tháng được tiếp tục tái cử; chú ý bố trí sắp xếp và thực hiện chính sách cho các đồng chí không còn trong độ tuổi tái cử.
Chỉ thị còn thể hiện sự quán triệt sâu sắc tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4 về xác định tiêu chuẩn cấp ủy viên, trong đó nhấn mạnh các tiêu chuẩn theo Nghị quyết Trung ương 4, nhất là yêu cầu cấp ủy viên về thái độ nghiêm túc khắc phục, sửa chữa kịp thời những tồn tại, yếu kém và khuyết điểm sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyêt Trung ương 4. Chỉ thị cũng đã xác định rõ là không cơ cấu vào cấp ủy những đồng chí không gương mẫu thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc vi phạm những điều đảng viên, cán bộ, công chức không được làm.
Nhìn chung, Chỉ thị vừa thể hiện tính nghiêm minh của kỷ cương trong Đảng, vừa thể hiện tính đổi mới trong cách làm và tính nhân văn trong chính sách cán bộ của Đảng. Theo đó, trong quá trình triển khai, các cấp ủy đều thống nhất thừa nhận Chỉ thị là rõ ràng, công minh, dễ làm và dễ thực hiện. Một số trường hợp cấp ủy đương nhiệm quá tuổi quy định tham gia tái cử cấp ủy mới chỉ năm đến bảy ngày đã không quá tâm tư, bức xúc, đồng thời xác định không tham gia tái cử và sẵn sàng nhận sự bố trí, sắp xếp công việc khác.
Rõ ràng, Chỉ thị 36 đã thể hiện chủ trương nhất quán của đảng ta trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác nhân sự và bầu cử tại đại hội Đảng bộ các cấp. Trên cơ sở này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát, thống nhất, khách quan và công bằng khi cho ý kiến về nhân sự cấp ủy của các tỉnh, thành phố và các đảng bộ trực thuộc Trung ương. Việc thực hiện nghiêm ở cả cấp Trung ương trong chỉ đạo và cấp địa phương trong thực hiện đã thể hiện sự thống nhất từ trên xuống dưới, giữ vững nguyên tắc, nhất quán trong thực hiện và chính điều này là nguyên nhân trực tiếp đem lại sự thành công của đại hội đảng bộ các cấp.
Công tác đánh giá cán bộ, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển, chuẩn bị nhân sự có thể rất tốt nhưng sẽ là không thành công, nếu công tác bầu cử không được tổ chức tốt. Hiểu rõ tình hình thực tế và rút ra các bài học của công tác bầu cử trong Đảng nhiệm kỳ trước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quy chế bầu cử số 244 ngày 9/6/2014 và trên cơ sở đó, các ban tham mưu của Đảng ban hành hướng dẫn phương hướng công tác nhân sự và hướng dẫn bầu cử cấp ủy các cấp, bảo đảm tính nhất quán, chặt chẽ, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.
Quy chế bầu cử mới đã chú trọng hơn nguyên tắc bảo đảm dân chủ và trách nhiệm của các cấp ủy, của từng đại biểu trong thực hiện quy trình bầu cử, tập trung nhiều hơn đến trách nhiệm chuẩn bị của cấp ủy và vai trò của từng cấp ủy viên trong việc chấp hành các quyết định của cấp ủy. Chẳng hạn, quyền ứng cử và đề cử trong đại hội được tôn trọng nhưng phải bảo đảm nguyên tắc một ủy viên cấp ủy sẽ không tự ứng cử và nhận quyền đề cử nếu trong danh sách đề cử của cấp ủy, cấp ủy viên này không được giới thiệu. Bầu cử phải có số dư so với số lượng cần bầu nhưng cấp ủy chỉ được chuẩn bị số dư không quá 15% và tại đại hội có thể giới thiệu thêm nhưng không vượt quá 30%.
Điều này đã khắc phục được tình trạng thiếu tập trung và tản mạn trong giới thiệu đề cử. Đây là điểm mới của công tác bầu cử lần này, và nhờ đó, đại hội đảng bộ các cấp đã diễn ra thuận lợi, thông suốt. Hầu hết các đại hội tôn trọng và nhất trí cao với sự chuẩn bị nhân sự cấp ủy mới của cấp ủy các cấp, số dư giới thiệu thêm không nhiều và kết quả là các đồng chí trúng cử đều là các đồng chí đã có quá trình chuẩn bị lâu dài do cấp ủy các cấp giới thiệu.
Như vậy, từ Nghị quyết Trung ương 4 đến đại hội đảng bộ các cấp, một logic tất yếu của quy trình công tác cán bộ, từ chuẩn bị nhân sự đến tổ chức đại hội để bầu cử cấp ủy đã được chúng ta chủ động tiến hành sớm, kỹ lưỡng, bài bản, khoa học, đồng bộ, tổng thể, liên thông giữa các khâu trong công tác cán bộ: 1 - tiến hành đánh giá, lựa chọn cán bộ để chuẩn bị nguồn quy hoạch, dự nguồn đào tạo và nguồn cấp ủy, trong đó có lấy phiếu tín nhiệm; 2 - rà soát, bổ sung quy hoạch cấp ủy và lãnh đạo chủ chốt một cách thường xuyên, liên tục; phát hiện nhân tố mới đủ tiêu chuẩn bổ sung quy hoạch và đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn; 3- thực hiện luân chuyển 54 đồng chí thuộc diện Trung ương quản lý để đào tạo bồi dưỡng thông qua thực tế địa phương và điều động 28 đồng chí đang công tác tại các địa phương về Trung ương để có điều kiện kiện toàn các chức danh chủ chốt gắn với nguồn nhân sự tham gia cấp ủy địa phương khóa mới; 4 - mở sáu lớp dự nguồn cao cấp với tổng số 511 học viên - nguồn chuẩn bị chủ yếu cho cấp ủy địa phương và Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; 5 - ban hành Chỉ thị 36 và Quy chế bầu cử rõ ràng là phương thức hiện thực hóa công tác chuẩn bị nhân sự.
Nhờ vậy, trên cơ sở danh sách nhân sự cấp ủy do ban chấp hành các cấp ủy chuẩn bị, trong đó chủ yếu là các nhân sự có quy hoạch, đại hội các cấp đã thực hiện rất nghiêm túc quy chế bầu cử, đã giới thiệu hầu như không nhiều số dư so với chuẩn bị của cấp ủy. Kết quả là nhân sự do các cấp ủy chuẩn bị đều trúng cử và trúng với số phiếu rất cao trong khi các trường hợp giới thiệu ngoài danh sách do cấp ủy chuẩn bị hầu hết không trúng cử. Điều đó cũng có thể nói rằng, Chỉ thị 36 và Quy chế bầu cử là nhân tố trực tiếp, góp phần quyết định sự thành công tốt đẹp của đại hội đảng bộ các cấp.
Công tác cán bộ nói chung và công tác nhân sự nói riêng là một chỉnh thể thống nhất của nhiều khâu, từ công tác chuẩn bị cán bộ (quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển...) - một sự tiếp cận cả ngắn, trung và dài hạn- đến công tác chuẩn bị nhân sự trực tiếp (phương hướng nhân sự, quy trình giới thiệu, quy chế bầu cử...).
Nhiệm kỳ này chúng ta đã thực hiện được khá nhiều các công việc chưa từng làm. Đó là đã hình thành một khuôn khổ thiết chế và cơ sở pháp lý đủ minh bạch, rõ ràng, dễ triển khai, ít ngoại lệ và không gây cách hiểu khác nhau trong quá trình thực hiện công tác cán bộ nói chung, công tác nhân sự nói riêng. Thực tế thành công của đại hội đảng bộ các cấp đã minh chứng rằng, ở đảng bộ nào và địa phương nào quán triệt sâu sắc nghị quyết Trung ương 4, nắm vững các chỉ thị và hướng dẫn triển khai thì các địa phương đó quy hoạch, lưa chọn, bồi dưỡng và phát triển đúng người, bầu cử đúng nhân sự. Ở đâu có sự đề cao vai trò của cấp ủy, vai trò và trách nhiệm cao của người đứng đầu thì mọi khâu đều được triển khai thông suốt và có hiệu quả.
Tư duy đổi mới về công tác cán bộ là luôn luôn cần thiết. Đổi mới công tác cán bộ, công tác nhân sự của chúng ta hiện nay tuy có những việc chưa từng làm, chưa có tiền lệ, trong quá trình làm cũng gặp phải những khó khăn trắc trở, nhưng chúng ta vẫn giành được những kết quả hết sức khả quan. Chính thực tiễn của chúng ta, với tư duy dám đột phá và dám đổi mới, xuất phát từ yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, để Đảng ta thật sự “là đạo đức, là văn minh”, chúng ta vừa làm, vừa rút ra nhiều kinh nghiệm quý mà Nghị quyết Trung ương 4 là một điểm sáng của nhiệm kỳ Đại hội XI.
Chúng ta đã tìm thấy sự thành công về công tác nhân sự của đại hội đảng các cấp từ chính trong Nghị quyết Trung ương 4, từ sự triển khai đồng bộ, rất có hiệu quả của công tác kiểm điểm trong Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4, của công tác quy hoạch, công tác đào tạo và bồi dưỡng dự nguồn cao cấp, của công tác luân chuyển, của xây dựng phương hướng nhân sự, của quy chế bầu cử và thực hiện bầu cử. Cho dù các kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, vẫn còn những hạn chế, vướng mắc cần tiếp tục hoàn thiện nhưng có thể khẳng định, trên phương diện công tác nhân sự, đại hội đảng bộ các cấp đã thành công tốt đẹp. Kết quả này, tinh thần này đang mang đến không chỉ trong Đảng mà trong nhân dân một khí thế mới, niềm tin mới và chúng ta tin tưởng sâu sắc rằng, sự thành công của đại hội đảng bộ các cấp là tiền đề cho sự thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng.
Tô Huy Rứa
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Bố của Tô Linh Hương

Wednesday, 19 August 2015

Kiểm dịch TRẦN ĐÌNH SỬ (Chu Giang Nguyễn Văn Lưu)


Phát biểu tại Hội nghị Tam Đảo chiều 4-6-2013 và trong ba bài báo liên

tiếp các ngày 16 và 17-7-2013, GS TS Trần Đình Sử quyết liệt bảo vệ


Luận văn của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) và những người liên quan -


Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn. Cho rằng họ làm


việc đúng qui chế, phải được qui chế bảo vệ, nếu không sẽ là phá hoại sự


nghiệp đào tạo trên đại học của nước nhà (!). Xem Luận chiến văn


chương. Quyển Ba. Chu Giang. NXB Văn học. H. 2015. Mục Kiểm dịch


Trần Đình Sử. Sự quyết liệt với tinh thần khoa học trách nhiệm hay do


đồng bệnh tương lân có tật giật mình. Nay xem xét Luận án Tiến sĩ: Lý


thuyết trò chơi và một số hiện tượng thơ Việt Nam đương đại. Chuyên


ngành Lý luận văn học. Mã số 62. 22. 32. 01 của Trần Ngọc Hiếu do GS.


TS Trần Đình Sử hướng dẫn khoa học. Bảo vệ năm 2012 tại Đại học Sư


phạm Hà Nội thì rõ ràng GS TS TĐS ở vào trường hợp sau, do đồng


bệnh tương lân. Vì vậy phải tiếp tục kiểm dịch đối với cặp bài trùng này:


Người hướng dẫn khoa học và người thực hiện luận án.


KIỂM DỊCH TRẦN ĐÌNH SỬ

CHU GIANG


Trước hết kiểm dịch Luận án.

Việc này không khó. Vì đã có hướng dẫn của Đỗ Thị Thoan: "Cảm ơn

thạc sĩ Trần Ngọc Hiếu vì sự sâu sắc đa dạng trong các bài viết về thơ ca


và lý thuyết chứa đựng nhiều tiềm năng kích thích và gợi mở quí báu..."


(Lời cảm ơn. Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn Vị trí của kẻ bên lề và


thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hoá. Người hướng dẫn


khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Bình. Bảo vệ tại Đại học Sư phạm Hà Nội


năm 2010)

Tiềm năng kích thích và gợi mở đó được Trần Ngọc Hiếu phát triển, thể

hiện trong Luận án này. Luận án Lý thuyết trò chơi... (từ đây xin viết tắt là


LTTC) có ba chương:

Chương I: Trò chơi - lý thuyết trò chơi trên tiến trình vận động
Chương II: Trò chơi như một khuynh hướng trong thơ Việt đương đại.
Chương III: Một số mô hình trò chơi trong thơ Việt đương đại.
Ở Chương I, thầy trò Trần Ngọc Hiếu (TNH) rất một công đôi việc. Vừa

khoe được kiến thức về lý thuyết trò chơi từ cổ đến kim vừa khẳng định trò


chơi là một tác nhân thay đổi xã hội. Từ Plato, Aristot... đến Roland


Barthes, Bakhtin và hậu hiện đại như Derrida... cho rằng "mọi văn học đều


là trò chơi" và như Bakhtin thì sự chơi "có khả năng phá vỡ những hình


thức bền vững của ý thức và hành vi xã hội. Bằng cách chơi với (C.G.


nhấn mạnh) những tư tưởng được đặc quyền, tưởng tượng ra những tư


tưởng đối lập với chúng và đứng về phía đối lập ấy, một nhà tư tưởng có


thể biến một trò chơi của sự "giả định/ nếu như (a game of what if) thành


một phương tiện trực tiếp tạo ra sự thay đổi xã hội (LA. Tr15-16). Và Sự


chơi vượt ngưỡng (transgressive play) vừa là một tác nhân hiệu lực dẫn đến


sự đổi thay xã hội vừa là bản thân sự đổi thay xã hội" (LA. Trg 16). Từ


đó, tác giả luận án đưa ra "tuyên ngôn lý luận": "chúng tôi quan niệm trò


chơi như một xung lực tinh thần nhiều hơn, tức là tương đương với từ


"play" trong tiếng Anh. Từ xung lực của sự chơi này, những trò chơi


(game) mới sẽ được hình thành. Như thế, cũng có thể suy ra sự chơi là


một cội nguồn phát sinh của các hiện tượng văn học, vốn được  xem như


các trò chơi" (L:A. Trg 25).

Như thế, tư tưởng của Luận án không có gì mới mà chỉ nhại lại, diễn đạt lại

tư tưởng của các học giả nước ngoài. Và không đúng với thực tiễn. Sự


chơi, trò chơi là một thực tế, một phần hoạt động của con người. Nhưng


xem mọi văn học đều là trò chơi. Mọi hoạt động đều là trò chơi, là cội


nguồn của văn học, là điên rồ! Nhưng ở đây mục đích không đơn thuần


nghiên cứu trò chơi, mà đáng quan ngại hơn: chơi (theo Derrida) chính là


động thái phá vỡ sự hiện hữu  (LA. Trg 17). Ở phần Phụ lục, càng rõ hơn:


Sự chơi và trò chơi như là phương tiện để phá vỡ các tôn ti và các địa vị


đặc quyền vốn áp đặt đặc quyền lên các cá nhân trong xã hội phương Tây


(PL. 7). Và "bản chất của mọi hoạt động đều là chơi" (Kostas Axelos.


PL.12). Sự chơi ở đây có mục đích xã hội rõ ràng: Sự chơi vượt ngưỡng


vừa là một tác nhân hiệu lực dẫn đến sự đổi thay xã hội đồng thời vừa là


chính bản thân sự đổi thay xã hội. (PL. 18) rằng trò chơi của sự phát tán


(play of dissemination) mà trong trò chơi này, bất cứ cái gì cuối cùng cũng


trở nên xói mòn bởi sự vượt ngưỡng (PL 20)

Thầy trò tác giả Luận án tỏ ra vọng ngoại có mục đích về lý thuyết trò

chơi để làm cơ sở, bàn đạp, điểm tựa cho việc khẳng định giá trị, đề cao


thơ Trần Dần, Lê Đạt và thơ của nhóm Mở Miệng ở các chương sau.

Khi dẫn lại tư tưởng của các tác giả nước ngoài cần phải phân tích cơ sở

xã hội lịch sử - văn hoá của các luận điểm đó. Hoàn cảnh xã hội lịch sử -


văn hoá ở Việt Nam hiện nay có tương đồng với các lý thuyết đó không?


Chỗ nào có thể tiếp thu. Chỗ nào là không thể. Luận án hoàn toàn lẩn


tránh vấn đề này. Điều này sẽ được nói rõ ở phần sau, về trường hợp thơ


Trần Dần, cũng như Mở miệng và các thứ rác rưởi khác.

Biết nhiều về lý luận bên ngoài cũng tốt và cần thiết. Nhưng thực tiễn văn

hoá dân tộc, thiển nghĩ, nếu không cao hơn thì cũng không kém gì các lý


thuyết bên ngoài về sự chơi và trò chơi.

Hãy quan sát đời một con người, từ lúc lọt lòng cho đến khi nhắm mắt, sự

chơi và trò chơi của nó và đối với nó như thế nào? Mỗi giai đoạn, mỗi


hoàn ảnh... có những trò chơi gì. Từ cá nhân đến cộng đồng, dân tộc. Trò


chơi của người Việt trong văn hoá trong văn học nghệ thuật như thế nào?


Nếu biết tổng kết, khái quát sẽ có được một lý luận không kém gì của thiên


hạ. Dân gian ta nói gì? Làm trai cho đáng nên trai/ Phú Xuân cũng trải


Đồng Nai cũng từng. Cụ nghè Trần Bích San có câu Văn vô sơn thuỷ phi


kỳ khí/ Nhân bất phong sương vị lão tài. Ông bà ta nói: Nghề chơi cùng


lắm công phu. Ăn có nơi chơi có chốn... là một lý thuyết cực kỳ sâu sắc


về trò chơi.. Truyện cười, truyện tiếu lâm, Trạng Quỳnh - Xiển Bột, Hồ


Xuân Hương là những mô hình mẫu mực trong trò chơi văn chương.


Không biết trên thế giới có cái truyện Thầy đồ ăn bánh rán không nhỉ?


Hoặc na ná như thế. Xin các quí Thầy thông thạo ngoại ngữ chỉ dẫn cho.

Cái nguy hiểm của Lý thuyết trò chơi... mà thầy trò Trần Đình Sử - Trần

Ngọc Hiếu vận dụng là ở chỗ dùng trò chơi văn chương (trò chơi thơ, chơi


chữ nghĩa để giải trung tâm, giải thiêng, giải chính thống, giải trật tự hiện


hữu, giải truyền thống văn hoá lịch sử - như là một tôn ti, trật tự siêu


nghiệm.

Điều đó thể hiện ở các chương II và III. Trong hai trương này, không cần

phân tích dài dòng vì nó rất tương đồng với Luận văn của Đỗ Thị Thoan.


Chỉ phân tích một vài trường hợp để thấy được thâm ý rất lộ liễu  của thầy


trò Luận án.

Về Trần Dần: Khi xem Trần Dần chỉ trên văn bản thơ của ông là chưa đủ.

Cần phải nghiên cứu toàn diện đời sống và sáng tác của Trần Dần.

Chúng tôi kính trọng tuổi tác của Trần Dần, trân trọng tài năng của ông.

Nhưng có thể nói ông là con người vị kỷ cực đoan. Sáng tác của ông đúng


là những cơn rồ chữ trong một trạng thái tinh thần u uất, phẫn uất, tự trói


buộc giam hãm mình, triền miên trong tâm trạng đó. Suốt mấy chục năm


trời (từ sau Nhân văn - Giai phẩm - 1958) ông chỉ ngồi một chỗ tựa vào


bức tường đến thành hằn vết, chai rượu một bên, điếu cày một bên, nhìn


vào khoảng không nhưng thực ra là chìm vào những cơn rồ chữ.. Những


sự kiện của đời sống xã hội từ sau Nhân văn cho đến sau 1975, bom đạn


đêm Giáng sinh 1972 rồi trận Điện Biên Phủ trên không dường như không


lọt vào căn phòng của ông, ở phố Hội Vũ, cách ga Hàng Cỏ chỉ mấy trăm


mét. Phải hiểu như thế để cảm thông, thể tất về những trò chơi thơ chơi


chữ chơi âm của ông.

Luận án không đi vào chỗ này mà tâng bốc Trần Dần và trích dẫn những

chỗ chỉ làm cho hình ảnh Trần Dần thêm nhơ nhớp: "Nhoe nhoét. Toè toẹt


thi sĩ thịt chộn thịt nhào quết quệt bùn thịt lòng lọc bóc trong nuốt suốt...


Tôi dính nhem nhép mọi chỗ, vác hai chân thịt, quền quệt vệt phố, be bét


ki lô mét. Nhoè nhoẹt hết" (Thằng thịt. LA. 150) và những thứ như thế này:

tôi thíc thoả
ngoạ cắn/ nắn mím/ thím nách/ jạch phím/ jịm núm/ jụm sách/ lạch joác/

xoạc bóc... thì kệ cái tát/ bát sẹo/ lẹo vú/ bú đít/ lít nách/ jạch tóc/ móc


họng/ nọng thổ/ hổ jốn/ nọm nín/ mím ngực/ chực cắn/ nắn thẹn/ đẹn kén/


nén xác... (Jờ Joạc)

rồi lại thế này:
Truồng lẹm
Em ghem tôi bằng Ghẹm
Bằng Thẹm
Bằng Cửa Ngửa
Em Them tôi bằng Cửa Ngửa
Buồng cửa ngửa
Em Ghem tôi bằng Trắng Ngửa
Bằng LÔNG
Em Hông tôi bằng MÔNG
Bằng Âm Cụ Nụ
(Con Trắng LA. 150-151)
Trần Ngọc Hiếu cho đây là lối viết bật âm của Trần Dần là một hành động

mang tính chủ ý... Lối viết ấy đem lại cho người đọc một khoái thú mà


Phạm Thị Hoài gọi là, "sướng nôm hiện đại" (LA. 150)

Khoái thú thì tuỳ loại người đọc. Nhưng chủ ý của Trần Dần thì với những

Thằng Thịt, Con Trắng, Con Ụt cọt Ịt... nó "Trắng Ngửa" ra như thế này :


"Tức là con nữ kỹ sư truồng nằm jữa xé sử ký jao cấu trên tôi và thằng


Truồng - ở các mông đít-ism  lỗ ngực jây truyền nách mặt lẹm cổ họng"


(Jờ Joạc)

Có thể nói toàn bộ tư tưởng và văn thơ của Trần Dần chơi thơ rồ chữ nằm

trong một câu gồm 33 chữ ấy. Dường như là Trần Dần mượn câu chữ để


trả thù đời giải toả nỗi uất hận và tự giam hãm trong bấy nhiêu năm trời.


Chỗ này Phùng Quán, Thanh Châu... cao hơn Trần Dần về nhân cách. Có


thể Phùng Quán không tài con âm con chữ bằng Trần Dần nhưng ông đã


vượt qua những uất hận đau buồn cá nhân, sống hết mình với cuộc đời,


sống như Tuổi thơ dữ dội, như Ba phút của sự thật. Cụ Thanh Châu tự gác


bút từ đạo đó nhưng không thù hận. Những năm cuối đời Cụ còn bay từ


thành phố Hồ Chí Minh ra dự Đại hội Nhà văn, tôi nhớ, ở Hội trường Ba


Đình năm ấy. Và cái trò chơi thơ vượt ngưỡng như Chân dung nhà văn Cụ


cũng rất phản đối, mặc dù Xuân Sách là lớp đàn em, là đồng hương bên


ngoại, lại cùng họ Ngô (Xem Luận chiến văn chương. Sđd. Mục Tư liệu về


xuất bản Chân dung nhà văn). Trần Dần tài năng lắm. Nhưng xé sử ký rồi


jao cấu ở các mông đít- ism thì không còn gì có thể nói được nữa. Jao


cấu ở mông đít... thì là sự thường trong đám đồng tính nhưng Jao cấu ở


các mông đít-ism (các chủ nghĩa mông đít...) thì xung lực tinh thần qua


trò chơi đã trở thành năng lượng khủng khiếp phá vỡ cái hiện hữu...

Thầy trò tác giả Luận án tỏ ra tinh tường khi vận dụng Lý thuyết trò chơi...

vào trường hợp Trần Dần. Quả thật, như nói trên, những trò chơi thơ tự


nhận là rác rưởi tha ma nghĩa địa của nhóm Mở miệng đặt bên cạnh Trần


Dần thì đúng là đặt con báo gấm bên cạnh con mèo hen. Như Bùi Chát


trong đoạn sau:

Hán Việt cao sang thanh khiết hơn
 thuần Việt, tục truyền là rứa. Có người
 nọ, vì không muốn thơ mình thấp cấp
 khi đề cập đến chuyện hứng tình, sau
 nhiều ngày đắn đo suy nghĩ, khứa ta
 liền hạ bút: vào lúc 5 giờ sáng
 mỗi ngày, tôi thường bị nứng cái dương
 vật (thay vì cặc) của mình... túm lại,
 những lúc như vậy: tôi phải làm cái
 mẹ gì trước bình minh?
("Tính tình tinh: Bùi Chát. LA. Trg 184)
Mặc dù Luận án giành nhiều trang cho Lê Đạt và nhóm Mở Miệng v.v...

Nhưng như nói trên, chỉ một Trần Dần, bạn đọc đủ hình dung được cái


khuynh hướng trò chơi trong thơ Việt hiện đại nó như thế nào. Mặt khác,


thực hành thơ của nhóm Mở Miệng mà Nhã Thuyên rất đề cao, chúng tôi


đã nói đến trong bài Luận văn của Đỗ Thị Thoan (Luận chiến văn chương.


Quyển Ba), nay không nhắc lại.

Về sự chơi và trò chơi, nói lý thuyết đến bao nhiêu cũng không thừa, dù có

dẫn cổ kim đông tây đến thiên kinh vạn quyển cũng thế. Nhưng chỉ cần


nhớ: Nghề chơi cũng lắm công phu. Ăn có nơi chơi có chốn cũng đủ.

Luận án Tiến sĩ phải theo đúng qui định số trang số chữ, để chứng tỏ khả

năng tư duy, diễn đạt tư tưởng... Chúng tôi chú ý đến tư tưởng trung tâm


của Luận án, tức quan điểm của người nghiên cứu như thế này: Những trò


chơi này (trò chơi thơ) mang đậm dấu ấn cá nhân của những tác giả tiên


phong thể nghiệm với kỹ thuật hình thức tu từ độc đáo, dị biệt. Song giá trị


lớn nhất của chúng không đơn thuần nằm ở những phát kiến hình thức, kỹ


thuật; quan trọng hơn, chúng gợi ra những khả thể tồn tại khác của thơ,


những cách thức thể nghiệm khác, bất chấp những qui tắc tiền lập. Khuynh


hướng trò chơi muốn phá vỡ những khuôn hình bền vững của thể loại, mở


đường cho sự đa dạng hoá các ý niệm, định nghĩa về thơ nhưng cũng


chính vì thế khiến cho thơ đương đại trở nên bất định hơn bao giờ.


Thường bất định dễ làm nảy sinh bất an. Nhưng trong ngữ cảnh của thời


đại hôm nay, khi con người dường như khó có thể còn đủ ngây thơ để tin


vào những tất định, sự bất định lại là cái duy nhất con người có thể trải


nghiệm. Cái bất định ấy, phải chăng, cũng chính là biểu hiện đích thực của


cái sống động? (L.A. Trg 191)

Từ trò chơi thơ đã tiềm nhập ngay vào cuộc sống xã hội. Không còn tin

vào cái tất định phải trải nghiệm cái bất định. Cuộc sống bây giờ như thế


đấy. Cho nên chức năng lật đổ, phá vỡ của chúng (trò chơi) thì lặp đi lặp


lại đến bất tận. Trò chơi là chiến lược, là tiến trình và mục tiêu (PL.5)

Luận án này toát lên tình trạng bất an bất định muốn chống lại, giải cái

trung tâm chính thống truyền thống, phá vỡ cái hiện hữu, đạp lên cái tiền


lập... Nhưng để đi đến cái gì? Những người thực hiện Luận án đã không trả


lời được, hoặc không muốn, mà ngầm hiểu: hẵng phá vỡ cái hiện hữu đi


đã!

Đấy là tư tưởng nguy hại của Luận án này. Trong khi xã hội muốn hướng

hoạt động văn hoá, văn học vào xây dựng con người, xây dựng các quan


hệ xã hội theo hướng nhân văn Chân - Thiện - Mĩ thì Luận án này lại khẳng


định, đề cao khuyến khích xu hướng ngược lại: Phá vỡ tất cả! Lật đổ và


phá vỡ! Luận văn của Nhã Thuyên đã là quá đáng lắm rồi. Đến Luận án


này thì không hiểu thực chất Khoa Ngữ văn ĐHSPHN là gì? Rất mong


được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giải thích cho.


 Hà Nội 14-7-2015


Nguồn: Báo Văn Nghệ TPHCM


***

 CHU GIANG tiếp tục kiểm dịch TRẦN ĐÌNH SỬ
Cái bất cập lớn nhất trong phương pháp học thuật của Giáo sư Trần Đình

Sử là ở chỗ diễn giải lại. Đọc thiên kinh vạn quyển mà chỉ làm được cái


việc diễn giải lại thì có khác gì đào, kép cứ theo vở của thầy tuồng mà diễn


giải lại. Và Giáo sư Trần Đình Sử đã diễn giải lại, theo tôi, là rất sai, trường


hợp lý thuyết ngoại biên của Bakhtin. Chỗ này, Giáo sư Trần Đình Sử tỏ


ra vào hàng kép nhất mà diễn giải lại cái vở của Bakhtin thôi. Hoàn toàn


không có tri thức gì mới và càng không có sự sáng tạo nên khi vận dụng


vào văn học Việt Nam hiện nay, khá là sai lầm nguy hiểm, như sự hướng


dẫn khoa học cho Trần Ngọc Hiếu, với tư tưởng giải trung tâm, đề cao, cổ


động cho cái ngoại biên, cho quá trình ngoại biên hóa đang diễn ra trong


văn học Việt Nam.




KIỂM DỊCH TRẦN ĐÌNH SỬ

(Tiếp theo kỳ trước)

  CHU GIANG


Về mọi phương diện, Luận án của Trần Ngọc Hiếu tệ hại nguy hiểm hơn


Luận văn của Đỗ Thị Thoan rất nhiều. Tác hại xã hội của nó là ở cấp độ


cao hơn. Song chúng tôi sẽ không đề nghị huỷ bỏ Luận án thu hồi học vị,


xem xét trách nhiệm của người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm


luận văn.

Nếu làm thế, thì còn gì là khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội nữa.

Vuốt má nể môi. Mía sâu có đốt nhà dột có nơi. Thôi thì chỉ mong “các


ông tí” nhanh nhanh lên để còn lau chùi bát đĩa đậy điệm đồ ăn giống


dựng. Nhà nghèo thực không dám phí phạm. Ấy là một lẽ. Còn một lẽ cao


sâu cảm động hơn là GS.TS Trần Đình Sử tuy thế, vẫn còn gắn bó với


trung tâm, với cái chính thống, với thể chế này lắm. Bởi Giáo sư vẫn tham


dự vào Giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn, năm 2014. Giáo sư lại


kính tặng tác phẩm dự giải cho nhà văn Dương Trọng Dật, ủy viên Hội


đồng Lý luận phê bình Hội Nhà văn Việt Nam để thêm phần hiểu biết tin


cậy. Nhà văn Dương Trọng Dật người Bắc, tỉnh Đông (Hải Dương) sau


chiến tranh định cư ở TP. Hồ Chí Minh. Đúng là hữu duyên thiên lý mới


tương ngộ được như vậy. Tuy không được cái giải gì, nhưng tấm lòng của


Giáo sư đối với Hội ta (Chu Giang cũng là hội viên), với chế độ ta, với nền


văn học cách mạng - xã hội chủ nghĩa của chúng ta vẫn còn sâu nặng lắm.


Nghĩ mà xem. Mâm cao cỗ đầy. Nhà hàng sang trọng. Trống ngược kèn


xuôi thiệp mời trang trọng mà khách khứa không thèm đến thì có nhục


không? Đằng này bữa cơm rau muối nhưng nặng tình nặng nghĩa. Được lời


như cởi tấm lòng. Chủ khách một lòng thành thực, rượu với bia tuy ít vẫn


thừa... Cho nên Hội ta tuy chưa được cái Noben nào nhưng đã hơn ngàn


lại hơn ngàn đang chờ vào, là người ta trông vào Giáo sư đấy. Quí hóa


lắm. Giải nào cho xứng. Trong các bài viết trước đây, có điều gì làm cho


Giáo sư không được vui lòng, mong Giáo sư mở lượng khoan dung thì kẻ


học trò này hân hạnh vô cùng. Từ nay, chỉ dám thưa với Giáo sư những


chỗ chưa được thông khi tiếp cận với tư tưởng của Giáo sư qua một khối


lượng trước tác thật là đồ sộ.

Nhìn vào danh mục Những tác phẩm chính của Giáo sư quả thật là choáng

ngợp. Trước một GS.TS. NGND hội viên Hội Nhà văn từ địa phương đến


quốc gia, tổng chủ biên, chủ biên, biên soạn, viết chung và dịch thuật biết


bao nhiêu là công trình... thì dám nói gì nữa chứ. Đọc đi ngắm lại, định


thần lại, mới thấy có một công trình biên soạn chung hay lắm, mà Giáo sư


quên mất. Xem trong Kỷ yếu Nhà văn Việt Nam hiện đại bản in lần thứ tư,


năm 2010 cũng không thấy. Đó là cuốn “Một thời đại văn học mới” (NXB


Văn học. H. 1987), Giáo sư có bài hay lắm. Xin trích một đoạn: “Con


người của nền văn học đó (văn học cách mạng) không thể nào khác hơn là


con người chính trị, con người được nhận thức thể hiện trong bản chất giai


cấp, trong các quan hệ của đời sống muôn vẻ, gắn liền với chính trị và


được đánh giá từ góc độ chính trị. Đó là điểm cách tân quan trọng nhất,


căn bản nhất của văn học ta cũng là đặc điểm chung căn bản của văn học


xã hội chủ nghĩa thế giới” (Một thời đại văn học mới. NXB Văn học, 1987,


tr.46).

Tôi nói hay là nói đến cái giá trị khoa học của nó. Không có bài luận của

GS thì ngay bây giờ cho đến các đời sau người ta không biết con người


Việt Nam hồi ấy nó như thế nào. Làm sao mà cắt nghĩa được những công


việc long trời lở đất kinh thiên động địa đến nỗi các ông Tây phải cuốn cờ


xách túi ra về. Cái con người giai cấp con người chính trị mà làm được như


thế chẳng đáng là con người hay sao? Nói thật lòng với GS chứ bây giờ tôi


lại ước mong những con người chính trị đó sống lại đông  thêm mạnh ra


trăm triệu người cùng chung một ý chí một niềm tin cùng hành động thì cái


đám quan liêu tham nhũng buôn gian bán lậu đạo chích đạo văn... còn


đường nào đất nào mà hoành hành. Con người cá nhân phong phú đa dạng


cũng hay, ai ai cũng là hoa hậu hoàn vũ, ước mơ cho lá rau má to bằng lá


sen... thì cuộc đời đẹp làm sao! Nhưng mà cứ như hiện thời, con người cá


nhân phong phú đa dạng con người tự do tự chọn... nó làm cho gia đình


và xã hội nát như tương bần. Chẳng nói xa xôi cứ nói trong ngành giáo dục


- đào tạo, trong nhà trường bây giờ từ mầm non mẫu giáo đến đại học cao


học siêu học... thật biết bao nhiêu cái buồn lòng. Chưa đọc thông viết thạo


đã phải chạy điểm chạy lớp chạy trường. Lên nữa thì chạy bằng chạy cấp


mua luận án bán luận văn ngay nách tường Bộ học... Thầy chẳng theo


được Di Tề. Học trò không biết chuyện Tăng Sâm, Phạm Sư Mạnh... Lạnh


nhạt với lý tưởng - ước mơ - nghĩa vụ, thay các điển hình người tốt việc tốt


bằng các thần tượng, các cảm giác mạnh... đã đưa lớp trẻ đến đâu? Vụ


thảm sát ở Bắc Giang năm trước, lại Bình Dương vừa rồi... man rợ khủng


khiếp quá. Nhà trường và các thầy nên xem lại sự giáo dục, sự truyền bá


truyền thụ kiến thức tri thức cho học trò đi. Cổng trường khắc câu Tiên


học lễ... Học trò nó bảo Tiên học phí... Bài Văn hóa và con người trong


thời hội nhập... in trên Văn nghệ Nghệ An, nay GS chọn vào sách, là xác


đáng, trúng cựa lắm. Tôi rất tán thành. Nhưng trong khung cảnh xã hội như


trên mà lại đề cao ngoại biên, đề cao, khuyến khích giải trung tâm, giải


chính thống, giải truyền thống, phá vỡ cái hiện hữu, cái tiền lập. Tất cả đều


đem ra làm vè, giễu nhại từ lãnh tụ anh hùng dân tộc danh nhân văn hóa


cho đến thuần phong mĩ tục... thì đưa xã hội đến đâu? Tự do sáng tạo mà


giễu cợt chớt nhả cá đối bằng đầu có giống Quát (Cao Bá Quát)... có như


Xương (Trần Tế Xương)... (LA. 109) rồi diệt cả Lục Vân Tiên, cả cụ


Chiểu (Đồ Chiểu), thơ chỉ cốt vần vè mà không thành một chút nội dung


nào lại có thể tôn vinh hay sao (LA. 180)? Ấy là chỗ rất bất cập của Giáo


sư. Nó chẳng xứng với một người làm lý luận chuyên nghiệp, một nhà khoa


học về đường lý luận (văn học) như Giáo sư tự nhận.

Những bất cập của Giáo sư về đường tri thức cụ thể nó nhiều lắm, thôi ta

chẳng nói. Mà đi tìm nguyên nhân của nó. Đó chính là phương pháp tư


duy, phương pháp luận nghiên cứu khoa học của Giáo sư. Chỗ này cần


làm rõ, không phải chỉ vì Giáo sư, mà vì muôn ngàn Giáo sư trong tương


lai. Giáo sư chẳng qua chỉ là cái ví dụ cụ thể cái mẫu bệnh phẩm trong sự


kiểm dịch mà thôi.

Nay xin kiểm dịch sơ qua quyển Trên đường biên của lý luận văn học.

NXB Văn học. H. 2014. Tác phẩm tham dự Giải thưởng hàng năm của Hội


Nhà văn đã nói trên.

Không rõ trong Tuyển tập Trần Đình Sử, NXB Giáo dục. H. 2004, sự

trước tác của Giáo sư như thế nào, vì tôi chưa có hân hạnh được tiếp cận.


Nhưng sau 10 năm Giáo sư mới đưa ra cuốn Trên đường biên... mà Giáo


sư tự nhận Đây là cuốn sách của một người làm lí luận... trong hành trình


tự vượt lên mình. (Lời nói đầu. Viết ngày 10-6-2014 tại Hà Nội).

Cứ xem như thế thì sự trước tác ở đây còn phải nghiêm cẩn hơn cả Tuyển

tập... (năm 2004). Là cái dịp tự duyệt lại mình tự vượt lên mình thì một ý


tưởng, một câu một chữ càng phải nên thận trọng, thực sự là mình tự vượt


lên chứ không phải mình tự tụt xuống. Cho nên xin thưa với Giáo sư ba


điểm trong cuốn sách mới này: một về thái độ học thuật. Một về phương


pháp học thuật. Một về cụ thể học thuật.

Xin được tuần tự.
- Về thái độ học thuật:
Giáo sư viết: Các ý kiến của tôi chắc chắn khó tránh khỏi khuyết điểm,

mâu thuẫn hoặc chưa chín. Đó cũng là chuyện thường tình. Đây là câu


cuối cùng trong Lời nói đầu.

Thế là giáo sư kiêu ngạo quá. Trịch thượng quá. Xem thường khoa học,

xem thường bạn đọc quá. Có khuyết điểm ư, có chưa chín ư... đó là sự


thường tình, là chuyện thường tình nhé. Ăn được thì ăn xài được thì xài


không thì bỏ đó nhé. Sống mới chả chín. Đây chỉ có thế. Nó là chuyện


thường tình xưa nay. Rách chuyện.

Thưa giáo sư, một cá nhân không tránh khỏi được thiếu sót. Nó là thực tế.

Như một qui luật. Vì cá nhân là một người. Cái nhìn cái nghĩ của một


người làm sao bao quát hết cả. Làm sao bằng được muôn người. Cho nên


nó là sự thường gặp. Nhưng không vì nó là sự thường mà xem nó là


thường tình, không tỏ ra cẩn trọng. Nên người xưa thường mở đầu bằng


Phi lộ (lời dẫn trước), Lời thưa trước, Đôi lời này kia, và cuối bài, cuối


sách luôn tỏ ra khiêm nhường, thường dùng chữ cẩn chí, cẩn tự, lời cầu


mong được chỉ giáo, được bổ chính... Rằng “người viết tuy thế này thế


kia, vẫn không  tránh khỏi thế này thế kia... Mong được các bậc cao minh


chỉ giáo cho...”. Nói xa thì như thế, nói gần thì như nhà văn nhà giáo lão


thành Phạm Toàn trong lời giới thiệu cho Tập tiểu luận viết bằng tiếng


Pháp của cụ Phạm Thượng Chi quá cố, cũng dùng mấy chữ Phạm Toàn


cẩn tự ở cuối bài. Có đâu như Giáo sư, quẳng ra một câu Đó cũng là


chuyện thường tình rồi chấm hết. Trong học thuật mà thái độ như thế thì


rất khó tự vượt mình, vì cái gót Asin nó còn nặng lắm. Người xưa xem thói


kiêu ngạo là căn bệnh tệ hại nhất của kẻ sĩ cũng là có lý lắm (Xem Danh


ngôn Hán học. Trần Lê Nhân. NXB Văn học. H. 2008). Bây giờ thì càng


có lý.

- Về phương pháp học thuật:
Giáo sư viết: Tôi là người đã được đào tạo nhiều năm trong môi trường lý

thuyết cũ, bao nhiêu năm tuổi trẻ dành đọc các lý thuyết xơ cứng. May mà


tự biết tìm đọc các tinh hoa lí luận Liên Xô cũ của Mikhail Bakhtin, Dimitri


Likhachev, Jouri Lotman, tôi đã nhận thấy những hạn chế của lí thuyết Xô


Viết và tìm cách diễn giải lại, trước hết cho bản thân mình, sau cung cấp


cho bạn đọc tham khảo.

Tôi đã nhiều lần tham gia và chủ biên giáo trình lí luận cho các trường đại

học, đã cố gắng đưa vào các tri thức mới (Lời nói đầu. Trên đường biên...


Sđd., tr.8).

Cái bất cập lớn nhất trong phương pháp học thuật của Giáo sư là ở chỗ

diễn giải lại. Đọc thiên kinh vạn quyển mà chỉ làm được cái việc diễn giải


lại thì có khác gì đào, kép cứ theo vở của thầy tuồng mà diễn giải lại. Và


Giáo sư đã diễn giải lại, theo tôi, là rất sai, trường hợp lý thuyết ngoại biên


của Bakhtin. Chỗ này, Giáo sư tỏ ra vào hàng kép nhất mà diễn giải lại cái


vở của Bakhtin thôi. Hoàn toàn không có tri thức gì mới và càng không có


sự sáng tạo nên khi vận dụng vào văn học Việt Nam hiện nay, khá là sai


lầm nguy hiểm, như sự hướng dẫn khoa học cho Trần Ngọc Hiếu, với tư


tưởng giải trung tâm, đề cao, cổ động cho cái ngoại biên, cho quá trình


ngoại biên hóa đang diễn ra trong văn học Việt Nam.

Về lý thuyết ngoại biên của Bakhtin là vấn đề cũng dài dòng văn tự. Nhưng

cần phải đặt ra những vấn đề khi tiếp cận với thuyết của Bakhtin.

Về tư cách học thuật của Bakhtin là không hoặc chưa đáng tin cậy. Xem

Ngô Tự Lập trên Lý luận phê bình văn học nghệ thuật - Tạp chí của Hội


đồng LLPBVHNT TW - số tháng 5-2015 thì Bakhtin có nhiều khả năng là


một tay đại bịp. Tuy nhiên, phải chờ đợi thông tin ở các chuyên gia văn


học Nga. Biết đâu là ngược lại. Nhưng các trích dẫn của Giáo sư về


Bakhtin là chưa đáng tin cậy, thậm chí có chỗ theo chúng tôi, là giáo sư đã


diễn giải lại một cách ngô nghê, như câu này: Theo Bakhtin, biên giới


(đường biên, ranh giới, giới hạn, tiếp giáp, ngoại biên) không phải là vùng


khép kín, bất biến mà là nơi mở ra, tạo thành tính chất chưa hoàn thành


của đời sống và văn hóa (TĐB... tr.315). Thật là thấy người ăn cũng thò


tay vào bị... đời sống và văn hóa có bao giờ là hoàn thành nhỉ? Viết rồi


dịch rồi diễn giải lại một sự vô nghĩa, nó phí phạm quá. Trong động từ


tiếng Nga chia ra thể hoàn thành và chưa hoàn thành, thời quá khứ, hiện tại


và tương lai. Từ những ký ức của ngôn ngữ mẹ đẻ mà Bakhtin viết như thế,


ấy là chuyện của ông ấy. Nhưng khi đọc và diễn giải lại cho người Việt,


sang tiếng Việt, thì phải khác tiếng Nga chứ. Đời sống và văn hóa mà hoàn


thành thì thành đại nghĩa địa rồi, còn gì phải bàn nữa chứ. Ấy, cái nô lệ


học thuật chữ nghĩa tuy thế cũng vui. Chứ cẩn tự như Phạm Toàn thì còn


gì mà nói.

Nhưng vấn đề còn quan trọng hơn. Cần phải xem Bakhtin đưa ra thuyết

ngoại biên hóa trong hoàn cảnh như thế nào. Về chủ quan - tác giả, tức


Bakhtin, về khách quan, ngoại quan, là xã hội Xô viết, cuộc sống Xô viết


thời đó. Và mục đích của các trường phái phương Tây thời đó.

Theo Ngô Tự Lập thì Bakhtin là người chống Mác quyết liệt từ đầu đến

cuối. Cái giải trung tâm, ngoại biên hóa, chống lại trung tâm, chính thống


của thuyết ngoại biên là có nguồn cơn từ đó chăng? Và phương Tây bốc


Bakhtin lên như nhà bác học lớn của thời đại, nhà tư tưởng lớn của thời đại,


phải chăng, trước hết, và xuyên suốt, cuối cùng, vì Bakhtin là kẻ không đội


trời chung với chủ nghĩa Mác? Mà việc bốc thơm, tung hô Bakhtin ở Việt


Nam gần đây nó có cái hơi hướng đó không?

Nhưng mà qua sự diễn giải lại Bakhtin thì thấy thầy trò Giáo sư rất đáng

buồn cười, nhất là câu này “Mikhail Bakhtin quan niệm bản chất văn hóa


nằm ở ngoại biên” (Sđd., tr.314). “Lĩnh vực văn hóa không có nội địa, bởi


vì toàn bộ nó nằm trên đường biên...” (Sđd., tr.314). Rồi theo thầy, Giáo


sư Trần viết: Tôi hình dung lí thuyết văn học như một không gian, mà


đường ranh giới của nó tiếp giáp với các không gian lí thuyết khác. Mọi


đổi thay lí thuyết đều diễn ra trên đường ranh giới này. Mọi cố gắng của tôi


cũng đều nằm trên đường ranh giới Cái gì đang ở biên có nghĩa là chưa


vào tâm... (Sđd., tr.9).

Giáo sư quả là một học trò rất vụng về của Bakhtin. Trò mà như thế biết

thầy làm sao! Văn hóa đâu phải ở các chợ đường biên.

Để khỏi mất thì giờ của bạn đọc, xin khái lược thế này: Thế giới vô cùng

phong phú đa dạng nhưng có qui luật. Mỗi một phạm vi lĩnh vực, một


thực thể... có qui luật của nó. Khi nghiên cứu khoa học phải tìm ra sự khác


nhau giống nhau và quan trọng hơn là phạm trù này có thể vận dụng được


gì ở phạm trù kia, mà không thể thuyền đua thì lái cũng đua con cóc cũng


nhảy con cua cũng bò... ấy là về lí thuyết. Hiệu ứng ngoại biên mà Bakhtin


vận dụng là của lí thuyết sinh học. Ở vùng giáp ranh giữa hai môi sinh môi


trường thì sinh vật phát triển cực mạnh, cực phong phú. Cái đó cũng đúng


mà cũng chưa hoàn toàn. Vùng nước lợ quả là lắm thứ tôm cá. Nhưng nó


chỉ nhiều chỉ lắm ở đấy. Cái đa dạng phong phú của vùng giáp ranh (nước


lợ) cũng có cái hay - như món cá song cá vược con nhệch con nhạc chẳng


hạn). Nhưng con cá ngừ đại dương con cá voi cá mập cũng có giá của nó


chứ. Cấu trúc của các hệ thống xã hội, về chính trị, hành chính, kinh tế,


văn hóa nghệ thuật... nó khác lắm. Không thể đem mô hình, lý thuyết


đường biên sinh học mà vận dụng vào được, mà hô hào giải trung tâm,


ngoại biên hóa. Bakhtin có động cơ mục đích của ông ta. Còn trong học


thuật nói chung và ở Việt Nam nói riêng, không thể nhắm mắt tụng theo


Bakhtin được. Thôi không dài dòng nữa. Mời Giáo sư vào chính khu rừng


nhiệt đới - như Cúc Phương chẳng hạn, rồi lại lên vùng giáp ranh như Sapa


chẳng hạn, xem nó giống nhau khác nhau thế nào. Xem sức sống ở đâu


mạnh hơn, phong phú hơn. Rồi về Hà Nội, nhờ cái Hội trường Viện văn


chẳng hạn, phương chi nhiên hậu, ta hẵng bàn đến cái ngoại biên và ngoại


biên hóa.

Giáo sư tự nhận có mâu thuẫn là đúng. Giáo sư dẫn giải Bakhtin rằng văn

hóa không có nội địa, cũng không có trung tâm, tất cả là ở ngoại biên.


Nhưng xướng xuất lí thuyết, Giáo sư lại hàm ý mong vào được Trung tâm


vào được tâm: Cái gì đang ở biên có nghĩa là chưa vào tâm... (Sđd., tr.9).


Giáo sư ơi, ở tâm, ở trung tâm, nó có cái gì đâu, nó có gì đâu mà mong


vào! (Ấy là theo tinh thần tư tưởng của Bakhtin). Vả lại, một lần mâu thuẫn


thì thể tất được thịt da ai cũng là người, nhưng nhiều lần, và ở những chỗ


rất quan trọng thì thành ra anh hàng bán mâu rao thuẫn, cái gì cũng đâm


thủng, cũng giải được mà không có cái gì đâm thủng được giải hóa được...

- Về cụ thể học thuật:
Có nhiều, xin nêu một vài làm ví dụ. Giáo sư viết:
“Tuy nhiên, truyền thống tư tưởng của chúng ta thiếu vắng các cuộc tranh

luận khoa học thực sự, vì truyền thống ấy coi trọng chữ “đồng”, “tam


giáo” rất khác biệt vẫn “đồng nguyên”. Do coi trọng chữ đồng cho nên xã


hội, văn hóa ít có biến động lớn, xã hội gần như dẫm chân tại chỗ, ít phát


triển” (Sđd., tr.308).

Giáo sư không hiểu những đặc điểm rất quan trọng của lịch sử chính trị và

văn hóa của Việt Nam. Tranh luận khoa học thực sự đúng là còn ít nhưng


thiếu vắng thì không đâu. Hỏi các cụ Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng,


Tô Ngọc Vân... xem. Hòa đồng tôn giáo là một tư tưởng tích cực trong


đời sống văn hóa xã hội Việt Nam. Ở ta không có kỳ thị mâu thuẫn chiến


tranh tôn giáo vì là như thế. Quí lắm! Sau này đến Tứ giáo (thêm Thiên


chúa giáo) vẫn đồng ở chỗ nguyên nên các giáo hiện tồn vẫn chung câu tốt


đời đẹp đạo. Như một làng Xuân Phả (Xuân Trường - Thọ Xuân - Thanh


Hóa). Trong làng có chùa, có nhà thờ, có văn miếu, có Bái thờ (thờ Lê


Thái Tổ). Đạo nhà ai nhà nấy thờ. Lại nói do coi trọng chữ đồng cho nên


xã hội, văn hóa ít có biến động lớn, xã hội gần như dẫm chân tại chỗ, ít


phát triển (!). Chỗ này mà dám biện luận với Giáo sư thì hóa ra dạy chân


dài vén áo. Nên xin mượn lời một người đồng bào, ông Nguyễn Văn


Trọng, viết: Đạo lý cương thường của Khổng Mạnh rõ ràng trói buộc con


người... (Bàn về Tự do. NXB Tri thức. H. 2014, tr.264) khi cuốn Bàn về


Tự do của John Stuart Mill công bố lần đầu ở Anh năm 1859 thì đến năm


1871 người Nhật đã dịch và in hàng triệu bản (Sđd., tr.262). Trong khi đó


Tự Đức trọn đời chỉ có hai lần ra khỏi cung cấm còn thì tự trói mình trong


đó với mấy trăm bà vợ và việc nước thì giao cho bề tôi của Khổng Mạnh


trước khi là bề tôi của mình như Phan Thanh Giản... Xã hội Việt Nam thời


phong kiến ít biến động, ít phát triển, dẫm chân tại chỗ không phải do


trọng chữ đồng đâu, Giáo sư hiểu rất sai về vấn đề rất lớn.

Định thôi, mà không đành không nỡ. Thôi thì cho nó trót. Giáo sư viết:

“Chân lý nằm trong đối thoại và chỉ qua đối thoại mới được mọi người


thừa nhận. Và ai có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi thì sẽ có điều


kiện tiếp cận chân lý nhiều hơn người chỉ biết áp đặt nhận định tuỳ tiện


(Sđd., tr.309).

Chỗ này khó nói quá. Có điều kiện học tập tìm hiểu nghiên cứu thông thạo

ngoại ngữ như Giáo sư thì điều kiện tiếp cận chân lý hẳn là hơn người


nhiều lắm. Nhưng giáo sư nhầm. Tất cả các yếu tố, điều kiện Giáo sư nói


chỉ là một nửa của vấn đề, mà là nửa phụ, nửa lý thuyết giấy tờ sách vở


thôi. Thưa Giáo sư, chân lý được kiểm nghiệm được khẳng định thừa nhận


là trong thực tiễn, qua thực tiễn. Qua đối thoại mà có được chân lý thì


Giáo sư thua xa các chị em trên chợ Đồng Xuân.

Có bạn đọc hỏi: Kỳ này không cấp thời kiến nghị... nữa à? Như kỳ trước

đã nói, vuốt má nể môi, chứ cạn tàu ráo máng... thì con em mình nó biết


học hành thi cử vào đâu? Sát nhất miêu cứu vạn thử. Vả lại, Khoa Ngữ văn


Đại học Sư phạm Hà Nội có truyền thống đáng kính đáng quí. Các thầy


học của tôi từ đấy mà ra. Phải nhớ ơn tôn kính bảo vệ chứ. Với lại, Khoa


Ngữ văn ĐHSPHN hiện tiền cũng còn nhiều thầy cô có lương tri lương


năng, chứ đâu chỉ có cái cặp đôi kép Vị trí bên lề... và Lý thuyết trò


chơi...

Đã cặp đôi lại còn kép! Đúng thế. Vì có những hai cặp đôi, chẳng kép là

gì.

Có cái sự như thế thì thông tin đến bạn đọc như thế. Còn thì tuỳ ông Bộ

trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo, tuỳ nhà trường ĐHSPHN, tuỳ Khoa Ngữ


văn... Nhưng mà - nếu có lòng tự trọng - Giáo sư nên trả lại trách nhiệm


khoa học, uy tín và danh vọng Giáo sư Trưởng khoa, Nhà giáo nhân dân...


cho dư luận. Nếu không, công luận cũng có cách xử sự của công luận. Từ


tấm gương của Giáo sư, tôi nghĩ, thà làm đầu cái ti cai tí nhà mình còn hơn


làm cái đuôi chín ngà cho nhà BaKhờ BạcTin!

Kính sợ mong chờ đối thoại cho nó ra chân lý, thưa Giáo sư!

Hà Nội, 15-7-2015


Nguồn: Báo Văn Nghệ TPHCM