Monday, 18 April 2016
Mười cách chứng minh kẻ cắp không phải là kẻ cắp
Khi mình lấy cái gì của ai mà động cơ của mình trong sáng thì đó là sơ suất, không phải ăn cắp. Ăn cắp một đồng thì thôi. Hai đồng trở lên mới cần báo công an. Trên ba đồng thì có thể đăng báo.
(Trước hết xét nên về động cơ xem người đó có khả năng đạo văn không. Nếu ít thấy có động cơ thì có thể chỉ là sơ xuất và nên góp ý trực tiếp với họ để họ sửa trước. Nếu thấy nghiêm trọng, có hệ thống và gây hại, thì báo cho cơ quan chức năng. Nếu không được thì mới nên dùng công cụ báo chí hay truyền thông xã hội.)
Ăn cắp ở Việt Nam không phải là cái tội ; ăn cắp ở chỗ khác mới đáng xem là tội.
(SGK ở VN, mỗi lần in khoảng 1, 000 cuốn và bán mỗi cuốn $3-10 chắc vẫn còn lâu mới đạt được các tiêu chuẩn của SGK nước ngoài (mỗi lần in với số lượng gấp 100 lần và bán với giá gấp 10 lần). Các SGS ở VN nhất là 1 st edition có lẽ nên được coi là giáo trình hơn là SGK theo đúng nghĩa của nó. Bởi đó mọi đánh giá không xây dựng sẽ làm nản lòng các tác giả có ý định viết SGK trong tương lai.)
Ai mà không ăn cắp?
(Tôi nhớ trong câu chuyện về người đàn bà ngoại tình, Đức Chúa Giê-su hỏi những người chuẩn bị ném đá người đàn bà này "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi. " Tôi xin hỏi những người soạn SGK ở VN có ai chắc chắn 100% mình không đạo văn hay đạo ý tác giả SGK nước ngoài không?)
Chỉ có nhà nghèo đi ăn cắp. Nhà giàu không bao giờ ăn cắp.
(Một người như tôi, với kinh nghiệm viết rất nhiều bài báo khoa học và báo chí phổ thông thì tôi không đến nỗi thiếu chữ để đạo văn người khác.)
Người không hiểu biết mới ăn cắp. Người biết thế nào là ăn cắp không bao giờ ăn cắp.
(Tôi cũng từng giảng dạy về cách viết bài báo khoa học, trong nước cũng như ngoài nước, do đó tôi biết thế nào là đạo văn.)
Subscribe to:
Posts (Atom)