Chi Tiết Đề tài - Dự án
Tên đề tài/dự án: Xây dựng từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học giải thích và đối chiếu Anh – Việt |
Mã số: B2011-18b-03 | Cấp quản lý: Đề tài cấp ĐHQG |
Ngành/Nhóm ngành: Khoa học nhân văn |
Lĩnh vực: Khoa học xã hội và nhân văn |
Chủ nhiệm: TS. Trần Thủy Vịnh |
Thời gian bắt đầu: 5/2011 | Thời gian kết thúc: 5/2013 | Số tháng: 24 |
Cơ Quan Chủ trì: Trường Đại học KHXH&NV |
Địa chỉ ứng dụng: |
Mục tiêu:
Đề tài nhằm soạn thảo một từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học giải thích và
đối chiếu Anh-Việt gồm các thuật ngữ có tính cập nhật, bao quát
được các lĩnh vực cơ sở cũng như các lĩnh vực có tính liên ngành của
ngôn ngữ học; đồng thời có phần thông tin giải nghĩa và đối chiếu
chính xác bằng tiếng Việt.
Đề tài cung cấp một công cụ hữu hiệu để tìm hiểu một cách thuận
lợi, có hệ thống và đáng tin cậy về ngôn ngữ học; phục vụ cho công tác
nghiên cứu, giảng dạy, học tập và cho những ai quan tâm đến ngôn ngữ
học.
Đề tài là cơ sở cho việc chuẩn hóa và xây dựng hệ thống thuật
ngữ chuyên ngành ngôn ngữ học (đặc biệt là các thuật ngữ mới) Anh –
Việt và Việt - Anh.
|
Nội dung:
1. Phần dẫn nhập: gồm tình hình nghiên cứu có liên quan, nguyên tắc biên soạn, các quy ước trong từ điển.
2. Nội dung từ điển:
Đây là phần giải thích và đối chiếu thuật ngữ ngôn ngữ học Anh- Việt.
Các mục từ tiếng Anh được sắp xếp theo thứ tự A, B, C,… được đối chiếu
và chú giải bằng tiếng Việt .
Nội dung cụ thể bao gồm những vấn đề sau:
- Xây dựng một hệ thống thuật ngữ bao quát toàn bộ các nội dung cơ bản
của ngôn ngữ học, bao gồm những khái niệm trong lĩnh vực cơ bản ngôn ngữ
học từ truyền thống đến hiện đại, từ lĩnh vực ngôn ngữ học đại cương
đến lĩnh vực ngôn ngữ học chuyên ngành, từ lĩnh vực cơ sở đến lĩnh vực
có tính liên ngành của ngôn ngữ học. Nội dung trước tiên là tập trung
vào một số lĩnh vực cơ sở của ngôn ngữ học như Ngữ âm học (Phonetics),
Âm vị học (Phonology), Hình thái học (Morphology), Cú pháp học (Syntax),
Ngữ nghĩa học (Semantics), Ngữ dụng học (Pragmatics), Phân tích diễn
ngôn (Discourse Analysis). Sau đó là mở rộng sang những thuật ngữ mang
tính liên ngành hay giáp ranh như Phong cách học, Ngôn ngữ học tâm lý,
Ngôn ngữ học xã hội, Ngôn ngữ học máy tính, Ngôn ngữ học ứng dụng, v.v..
Đồng thời cũng chú trọng tối đa đến việc cập nhật các thuật ngữ mới
- Việc xây dựng hệ thống thuật ngữ được thực hiện như sau:
Tổng hợp và chọn lọc các thuật ngữ từ việc khảo sát và phân
tích các từ điển, sách giáo khoa tính chất kinh điển về ngôn ngữ
học trong và ngoài nước; tiến hành định nghĩa và trình bày nội dung
cơ bản của hệ thống các thuật ngữ; biên soạn phần đối chiếu thuật
ngữ Anh- Việt; sắp xếp các thuật ngữ thành các mục từ theo kết cấu của
một cuốn từ điển.
Như vậy, cấu trúc vĩ mô của từ điển gồm khoảng 2.500 thuật ngữ (chú
trọng tối đa đến việc cập nhật các thuật ngữ mới). Còn cấu trúc vi mô
của từ điển sẽ là: 1. Thuật ngữ tiếng Anh; 2. Thuật ngữ tiếng Việt; 3.
Định nghĩa, giải thích thuật ngữ bằng tiếng Việt (mỗi thuật ngữ đều được
định nghĩa, giải thích ngắn gọn và nếu cần thiết sẽ có thêm thông tin
“bách khoa” về thuật ngữ như nguồn gốc, bối cảnh lịch sử mà thuật ngữ
được sử dụng, mối quan hệ giữa nó với thuật ngữ khác theo lĩnh vực có
liên quan,..).
- Trong tương lai, nếu có điều kiện, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng bảng đối chiếu ngược Việt-Anh.
|
Tóm tắt kết quả:
Đề
tài soạn thảo một cuốn từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học giải thích và đối
chiếu Anh-Việt gồm các thuật ngữ có tính cập nhật, bao quát được
các lĩnh vực cơ sở cũng như các lĩnh vực có tính liên ngành của ngôn ngữ học; đồng thời có phần thông tin giải nghĩa và đối chiếu bằng tiếng Việt.
Từ
điển gồm khoảng 1.500 thuật ngữ với cấu trúc vi mô như sau: 1. Thuật
ngữ tiếng Anh; 2. Thuật ngữ tiếng Việt; 3. Định nghĩa, giải thích thuật
ngữ bằng tiếng Việt. Mỗi thuật ngữ đều được định nghĩa, giải thích ngắn
gọn và nếu cần thiết sẽ có thêm thông tin “bách khoa” về thuật ngữ như
nguồn gốc, bối cảnh lịch sử mà thuật ngữ được sử dụng,...
Nhìn
chung, đề tài cung cấp một công cụ hữu hiệu để tra cứu, tìm hiểu
một cách thuận lợi và có hệ thống về ngôn ngữ học; phục vụ cho công
tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập và cho những ai quan tâm đến ngôn ngữ
học. Ngoài ra, đề tài cũng góp phần vào việc chuẩn hóa và xây dựng
hệ thống thuật ngữ chuyên ngành ngôn ngữ học (đặc biệt là các
thuật ngữ mới) Anh – Việt và Việt - Anh.
|
Abstract :
This
research compiles a English - Vietnamese Comparative and Explanatory
Dictionary of Linguistics Terminology which includies the updated key
terms of the basis fields as well as the interdisciplinary fields of
linguistics; at the same time, this dictionary also has the comparative
and explanatory information in Vietnamese.
The
dictionary containing 1,500 linguistics terms with micro-structure as
follows: 1. English term; 2. Vietnamese term; 3. Definition and
explanation of terminology in Vietnamese. Each term is defined, briefly
explain and if necessary is added "encyclopedic" information as the
origin of the term, the historical context that the term is used, etc..
In
general, this research provide a useful tool to explore conveniently
and systematically about linguistics. It is helpful for research,
teaching and learning as well as for those interested in linguistics. In
addition, subjects also contribute to standardization and construction
of specialized term system linguistics (especially the new terms)
English - Vietnam and Vietnam - English.
|
Sản phẩm: 01 cuốn từ điển tra cứu sẽ xuất bản sau khi nghiệm thu. |
|